Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn được xem là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng. Để có thể nuôi dưỡng và huấn luyện gà chọi trở thành một chiến kê thực thụ thì phải bỏ ra nhiều công sức. Trong bài viết hôm nay, Đá Gà Mạng sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi gà chọi khỏe mạnh, nhanh lớn hiệu quả nhất.
Hướng dẫn chọn gà chọi con khỏe mạnh, chất lượng
Việc khám phá về các loại giống cũng như cách chọn giống là yếu tố quan trọng hàng đầu trước khi muốn nuôi gà chọi. Trong quá trình chọn giống, bạn cần quan tâm đến một số yếu tố như:
Chọn gà tại các trại giống uy tín
Để có thể tạo nên được một lứa gà chọi chất lượng thì bạn cần phải chọn được những con gà có giống tốt và không dị tật. Vì thế mà việc tìm kiếm các đơn vị bán gà chọi con uy tín là rất cần thiết để tuyển chọn được gà chọi con đã được phòng bệnh và chăm sóc tốt.
Quan sát đặc điểm ngoại hình
Anh em nên chọn những con gà chọi có thân hình cân đối, khỏe mạnh, mắt sáng và đặc biệt là không dị tật. Đồng thời, khi chạm vào lông sẽ có giảm giác rất mềm, không bết dính, bụng thon gọn và rốn không bị hở. Đặc biệt là chân và mỏ của gà phải thực sự cứng cáp để có thể tham gia chiến đấu sau này.
Thế nhưng, trong một số trường hợp gà con gặp một số dị tật như tam nhĩ, mắt mèo, độc nhãn,…lại sở hữu được những đòn lối và mánh khóe rất độc hiểm.
Các bước chuẩn bị để nuôi gà chọi con nhanh lớn
Trước khi muốn tìm hiểu cách nuôi gà chọi con nhanh lớn, anh em cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, đảm bảo môi trường tốt để gà có thể lớn khỏe mạnh. Một số khâu chuẩn bị anh em cần tham khảo:
Chuẩn bị chuồng gà
Gà con thường sẽ có sức đề kháng còn khá yếu ớt nên việc làm sạch khu vực để nuôi úm là rất cần thiết.
- Trước tiên, anh em nên chọn một khu vực để làm chuồng đảm bảo các yếu tố: thoáng mát, được phun chất khử trùng hoặc rải vôi trước khi bắt đầu nuôi gà chọi con.
- Sử dụng trấu, các loại rơm rạ hay mùn cưa để tiến hành xây dựng lớp độn chuồng. Tuy nhiên cần lưu ý tất cả phải được sát trùng kỹ càng từ 10 đến 15 ngày trước đó để hạn chế phát sinh mầm bệnh.
- Trang bị đầy đủ hệ thống sưởi ấm, máng ăn máng uống.
- Để tránh trường hợp bị chuột, mèo hay rắn làm nguy hại đến gà con thì nên giăng thêm lưới B40 và che chắn thật kỹ càng.
Nguồn dinh dưỡng cho gà chọi con
Người nuôi cũng nên lưu ý về vấn đề thức ăn, thức uống đảm bảo vệ sinh cho gà chọi. Đối với từng giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần chuẩn bị cho gà chọi những loại thức ăn riêng biệt. Tuy nhiên, đối với gà chọi con thì nên ưu tiên bổ sung vitamin, đường glucose pha với nước uống,…
Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn vào từng giai đoạn
Vào từng giai đoạn phát triển thì sẽ có những cách nuôi và chăm sóc gà khác nhau. Dưới đây là một số cột mốc sinh trưởng nổi bật của gà chọi con cần lưu ý:
Gà chọi con mới nở
Khi mới nở được tầm một tuần, anh em nên cho gà ăn những thức ăn có dạng hạt nhỏ. Không nên cho gà chọi con ăn lúa, thóc,…
Bên cạnh đó, thời điểm này gà chọi con sẽ cần một nhiệt độ thích hợp. Do đó, người nuôi nên trang bị các cách úm chuẩn kỹ thuật nhất để bảo vệ gà con.
Khi gà chọi con được 1 cho đến 2 tháng tuổi
Bước đến giai đoạn này, cách nuôi gà chọi con nhanh lớn sẽ có những khác biệt so với giai đoạn trước đó.
Từ lúc gà chọi dược 31 đến 46 ngày tuổi, khi hệ tiêu hóa đã được ổn định thì anh em có thể cho gà ăn nhiều loại thức ăn như cám công nghiệp, gạo xay nguyễn hay tấm hạt nhỏ,…
Từ 47 đến 62 ngày tuổi, khi gà bước vào giai đoạn mọc lông thì nguồn dưỡng chất cũng cần được bổ sung nhiều hơn, đặc biệt là chất đạm. Đồng thời, giai đoạn này anh em nên tập cho gà tính tự săn mồi bằng cách thả cho chúng đi khắp vườn để đào bới và sinh tổn.
Cách nuôi gà chọi con nhanh lớn trong 2 – 5 tháng tuổi
Đối với gà chọi, đây được đánh dấu như là giai đoạn “dậy thì”. Đến thời điểm này, gà đã bắt đầu trổ mã và tập gáy. Không những thế, đây được xem là giai đoạn mà gà sẽ ăn nhiều hơn và mau mập nhất. Vì thế mà người nuôi cần phải cung cấp đầy đủ thức ăn và dưỡng chất cho gà chọi con để chúng có thể phát triển toàn diện nhất.
Chăm sóc gà khi được 6 tháng đến 1 năm tuổi
Trong giai đoạn này, anh em không nên vô mồi quá nhiều cho gà. Việc làm này sẽ hạn chế được tình trạng gà bị béo, chậm chạp và dần đánh mất bản năng chinh chiến của mình. Đồng thời, đây là giai đoạn mà các sư kê rất quan tâm về cân nặng của gà.
Khi gà được 8 tháng tuổi, anh em đã có thể cắt tai tích cho gà. Đợi đến khi vết thương lành thì anh em đã có thể đưa chúng đi thi đấu. Tuy nhiên, trong quá trình chọn đối thủ thi đấu chỉ nên chọn những chiến kê có trình độ tương đương để tránh tình trạng gà bị rót, không muốn đá.
Lời kết
Bài viết trên đây đã bật mí cho anh em những cách nuôi gà chọi con nhanh lớn hiệu quả nhất. Những kinh nghiệm trên đều được đúc kết từ các sư kê giàu kinh nghiệm, hy vọng sẽ thực sự hữu ích trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà chọi của anh em.