Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng sắt tiết kiệm, an toàn

84 / 100 SEO Score

Cách làm chuồng gà bằng sắt đang là sự lựa chọn của nhiều sư kê. Bởi đây là vật liệu phổ biến, độ bền cao mà chi phí cũng vừa tầm. Anh em nào đang muốn làm chuồng dạng này để chăm nuôi đàn gà chiến của mình, hãy theo dõi hết bài viết này của Đá Gà Mạng để có hướng dẫn chi tiết nhất.

Vì sao chuồng gà bằng sắt ngày càng phổ biến?

Có thể thấy rằng, chuồng gà bằng sắt đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều sư kê. Bởi loại vật liệu này có những ưu điểm đáng chú ý sau đây:

cách làm chuồng gà bằng sắt
  • Sắt là vật liệu có độ bền cao, ít khi bị han, mục, xuống cấp như là tre, gỗ.
  • Cách làm chuồng gà bằng sắt cũng rất đơn giản, thiết kế thi công dễ dàng.
  • Chuồng gà bằng sắt thông thoáng, sạch sẽ, dễ vệ sinh thường xuyên.
  • Bên cạnh vật liệu bằng sắt, người ta có thể sử dụng vật liệu inox để thay thế, giúp chuồng trông đẹp hơn, nhẹ hơn, bền hơn.

Các cách làm chuồng gà bằng sắt phổ biến nhất

Chuồng gà bằng sắt hiện nay có khá nhiều kiểu dáng khác nhau. Dưới đây là một vài dạng phổ biến, dễ làm mà sư kê có thể tham khảo.

Cách làm chuồng gà bằng sắt V lỗ

Với dạng chuồng gà bằng sắt V lỗ này, người ta hay thiết kế dạng tầng từ 2 – 3 tầng tùy theo quy mô chăn nuôi. Loại chuồng gà này phù hợp với mô hình nuôi gà đẻ trứng hoặc gà thịt theo hướng công nghiệp. Cách làm chuồng gà bằng sắt V lỗ giúp chủ nuôi tiết kiệm được không gian một cách tối đa, đặc biệt phù hợp với những nơi có diện tích nuôi hạn chế.

Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng sắt tiết kiệm, an toàn 1

Dạng chuồng gà bằng sắt V lỗ này có độ bền khá cao, nuôi được gà số lượng lớn. Đặc biệt nó khá thông thoáng, sạch sẽ, dễ vệ sinh thường xuyên.

Cách làm chuồng gà bằng sắt và lưới B40

Thêm một cách làm chuồng gà bằng sắt nữa đang được sử dụng khá phổ biến đó là dùng sắt kết hợp lưới B40. Loại chuồng này phù hợp với hình thức nuôi gà thả vườn hoặc nuôi gà chọi, gà nòi. Theo đánh giá của những người nuôi gà chuyên nghiệp, chuồng bằng sắt kết hợp lưới B40 có một số ưu điểm như sau:

Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng sắt tiết kiệm, an toàn 2
  • Chuồng gà thông thoáng, không bị bí, kín khí. Vì thế mà người nuôi dễ dàng theo dõi, quan sát đàn vật nuôi của mình. Bên cạnh đó, nó cũng hạn chế được nấm mốc và bệnh tật sinh sôi, phát triển.
  • Cách làm chuồng gà bằng sắt kết hợp lưới B40 có chi phí khá rẻ, phù hợp với khả năng tài chính của đại bộ phận người chăn nuôi.
  • Cách thức làm chuồng gà dạng này cũng đơn giản, dễ làm, ngay cả những người không có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật vẫn có thể làm được. Việc tháo dỡ khi không sử dụng cũng rất nhanh, tốn ít công sức.

Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng sắt 2 tầng

Những ai đang có ý định làm chuồng gà 2 tầng thì hãy theo dõi hướng dẫn dưới đây của chúng tôi để nắm được cách làm, đảm bảo kỹ thuật, tối ưu chi phí và vật liệu.

Chuẩn bị trước khi làm chuồng

Trước khi bắt tay vào thực hiện cách làm chuồng gà bằng sắt 2 tầng, sư kê hãy chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sau đây:

Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng sắt tiết kiệm, an toàn 3
  • Xác định địa điểm làm chuồng, vị trí đặt chuồng nên xa khu dân cư, tận dụng các khoảng không rộng rãi, nhiều cây cối. Chuồng nên quay về hướng Đông Nam hoặc Nam để tận dụng nguồn gió mát, ánh sáng buổi sớm giúp chuồng thông thoáng, hạn chế vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, phát triển.
  • Áng chừng số lượng gà sẽ nuôi để có phương án thiết kế kiểu dáng, diện tích cũng như nguyên vật liệu làm chuồng cho phù hợp.
  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu gồm: Sắt V lỗ, dây kẽm buộc hoặc lưới thép B40…

Cách làm chuồng gà bằng sắt 2 tầng

Khi mọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ, sư kê hãy tiến hành làm chuồng theo các bước dưới đây:

Giai đoạn định hình

Đầu tiên, dùng các thanh thép cứng, chắc chắn để làm khung chuồng. Vì là chuồng 2 tầng nên khung phải thực sự tốt, khả năng chịu lực cao.

Tiếp đến, xác định kiểu dáng, thiết kế, diện tích chuồng, cắt các thanh sắp thép thành những khoảng ngắn có độ dài đã ước lượng trước và tính toán số lượng thanh sắt thép cần dùng, chiều rộng – dài – cao của chuồng.

Hướng dẫn cách làm chuồng gà bằng sắt tiết kiệm, an toàn 4

Bước tiếp theo trong cách làm chuồng gà bằng sắt đó chính là dùng dây thép hoặc máy hàn xì để cố định những mấu mối lại với nhau. Nên dùng máy hàn xì để tăng độ chắc chắn, bền bỉ với thời gian. Nếu anh em dùng các sợi thép để buộc thì cần dùng kìm hoặc thanh sắt hỗ trợ để có thể siết dây thép, phải đảm bảo được sự chắc chắn, cố định tốt các mấu nối này với nhau.

Dùng lưới B40 buộc xung quanh chuồng

Khung đã xong, ta tiến hành cắt các tấm lưới B40 theo diện tích đã xác định trước rồi giăng thật căng và quây xung quanh. Cuối cùng dùng máy hàn xì hoặc dây thép cố định lưới B40 tại các điểm mấu nối. Bên cạnh đó, khi làm chuồng gà bằng sắt kết hợp lưới B40 cũng cần chú ý bố trí cửa ra vào cho phù hợp, thuận tiện cho việc vệ sinh và cho gà ra vào.

Phủ kín mái che

Khâu cuối cùng trong cách làm chuồng gà bằng sắt 2 tầng chính là che mái. Ta có thể dùng mái bằng tôn hoặc các tấm bô lô xi măng đều được. Nhưng ưu tiên dùng mái tôn sẽ sạch sẽ, gọn gàng hơn và cũng bền hơn.

cách làm chuồng gà bằng sắt

Một số lưu ý khi làm chuồng gà bằng sắt

Có thể thấy rằng cách làm chuồng gà bằng sắt không khó. Nhưng sư kê cần lưu ý một số điều sau đây để việc làm chuồng mang lại hiệu quả tốt nhất về độ bền cũng như chi phí thực hiện:

cách làm chuồng gà bằng sắt
  • Đầu tiên phải xác định rằng làm chuồng gà bằng sắt sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với các loại vật liệu bằng tre, gỗ. Vậy nên anh em cần tính toán thật kỹ kích thước, kiểu dáng, số lượng vật liệu để hạn chế phát sinh thêm khiến chi phí bị đội lên nhiều.
  • Khung và nan chuồng nên bố trí với kích thước nhỏ để tránh gà có thể chui ra ngoài. Điều này cần phải tính toán ngay từ đầu bởi khi đã cố định khung và các nan rồi rất khó thay đổi, làm lại.
  • Với chuồng gà bằng sắt 2 tầng, nên có thêm khay hứng ở dưới để thuận tiện cho việc vệ sinh, dọn phân trở nên dễ dàng hơn.
  • Kết hợp thêm một số loại vật liệu khác để tăng tính thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí tốt nhất.

Lời Kết

Trên đây là cách làm chuồng gà bằng sắt an toàn và tối ưu chi phí mà sư kê có thể tham khảo. Tùy theo diện tích, quy mô cũng như chi phí đầu tư mà anh em cân nhắc loại chuồng phù hợp nhất.