Kỹ thuật úm gà con được xem là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi gia cầm. Quá trình úm gà con là tiền đề để tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của gà con. Trong bài viết này, hãy cùng Đá Gà Mạng tìm hiểu chi tiết hơn về các kỹ thuật để úm gà con đạt hiệu quả tối đa.
Gà con cần được úm bao nhiêu ngày?
Quá trình úm gà thường sẽ kéo dài khoảng 21 đến 28 ngày đầu sau khi gà được nở. Đây cũng được xem là giai đoạn nền tảng để gà phát triển toàn diện nhất sau này.
Trong giai đoạn này, gà con chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt, chưa phát triển hoàn thiện hệ miễn dịch nên rất mẫn cảm với nhiệt độ và mầm bệnh. Nếu không được chăm sóc đúng và có kỹ thuật úm gà con hiệu quả thì khả năng cao phát triển không đồng đều, gây giảm năng suất.
Kỹ thuật làm chuồng úm cho gà con
Để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm bệnh, chuồng úm cần được đặt xa các khu chăn nuôi khác. Trước khi tiến hành nhập lứa gà mới, bạn cần tiến hành dọn dọn sạch sẽ chuồng úm cũng như rắc vôi lên nền chuồng để tiêu diệt hoàn toàn các mầm mống gây bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng úm, từ nền chuồng đến vách rồi trần chuồng. Sau đó, trước khi cho gà về khoảng 24 đến 48 tiếng thì nên đóng cửa chuồng. Tuy nhiên, nếu anh em úm gà con bằng chuồng nuôi cũ thì đặc biệt lưu ý vệ sinh, khử trùng và để không gian trống ít nhất là trong 2 tuần.
Chuẩn bị dụng cụ cần thiết cho kỹ thuật úm gà con
Trước khi tiến hành úm gà con, người nuôi cần phải chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như sau.
Quây úm gà
Bạn có thể làm quây úm gà bằng cách sử dụng tôn hoặc cót. Trường hợp làm quây tròn thì cần lưu ý tạo khoảng cách giữa các quây. Để tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình giãn gà sau này thì các quây nên cách nhau 1.5 đến 2m.
Các thiết bị sưởi
Một số loại thiết bị dùng để sưởi gà cho úm phổ biến hiện nay là bóng đèn sợi đốt, đèn hồng ngoại, than củi hoặc đèn sưởi bằng ga,…Trong đó, các loại đèn sưởi được ưa chuộng sử dụng hơn.
Các loại máng ăn, máng uống
Máng ăn cho gà con trước khi đưa vào sử dụng cần phải rửa sạch và sát trùng cẩn thận. Để có thể thuận tiện hơn trong việc cho gà ăn, uống thì người nuôi có thể sử dụng thêm tấm bạt hoặc giấy bảo trải lên. Sau đó thì đặt máng ăn, máng uống trong quây úm một cách xen kẽ.
Chất độn chuồng
Để tạo chất độn chuồng, người nuôi có thể sử dụng một số loại mùn cưa hoặc trấu,…Tuy nhiên, trước khi đem vào sử dụng cũng cần phải phun sát trùng và ủ ít nhất trong 1 ngày.
Kỹ thuật úm gà con chuyên nghiệp, hiệu quả
Đối với những con gà con mới nở, sức đề kháng vẫn còn rất yếu ớt, do đó việc áp dụng các kỹ thuật để úm gà là rất cần thiết. Cách úm gà con mới nở sẽ trải qua rất nhiều công đoạn.
Nhiệt độ để úm gà
Nhiệt độ là một trong những vấn đề quan trọng mà người nuôi cần lưu ý trong quá trình úm gà con. Trong suốt quá trình úm, nhiệt độ úm gà cần phải được duy trì ở mức ổn định. Bên cạnh đó, độ thông thoáng của chuồng úm cũng cần được quan tâm.
Trước khi cho gà về khoảng 1 đến 2 giờ thì người nuôi nên tiến hành bật hệ thống sưởi trước. Vào những ngày đầu tiên, gà con chưa có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt nên bạn cần phải đặc biệt kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ úm gà.
Bạn có thể sử dụng nhiệt kế và đặt ở vách quây úm gà con. Sau đó tiến hành quan sát biểu hiện của đàn gà rồi điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Nếu đàn gà phân bổ đều trong quây úm tức là nhiệt độ đang ở mức thích hợp.
Kỹ thuật cho ăn
Do hệ thống tiêu hóa còn khá non yếu khi mới nở nên gà con sẽ không ăn được các thức ăn quá cứng. Thức ăn dành cho gà con lúc này nên là tấm gạo xay nhuyễn, cám hoặc ngô nghiền,…
Đặc biệt, trong vòng 24 tiếng sau khi gà nở, người nuôi tuyệt đối không nên cho gà ăn. Lúc này, gà con đang cần phải tiêu hóa hết phần lòng đỏ đang bị sót lại. Vì thế, bạn chỉ nên cho gà uống điện giả hoặc pha thêm glucose vào nước.
Sau đó, tiến hành cho đàn gà ăn khoảng 6 đến 8 bữa mỗi ngày. Đồng thời kết hợp vệ sinh máng ăn và máng nước mỗi ngày. Trong những tuần đầu tiên cho gà ăn, người nuôi cần phải định lượng được lượng thức ăn mà gà tiêu thụ để dễ dàng kiểm soát tốc độ sinh trưởng của gà.
Vắc xin phòng bệnh cho gà
Ở giai đoạn úm, gà con cần được tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Do đó mà người nuôi cần tham khảo và theo dõi lịch tiêm hoặc liên hệ với đội ngũ tiêm chủng dịch tễ ở địa phương để thực hiện.
Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật úm gà con hiệu quả. Việc áp dụng các kỹ thuật này một cách chuẩn mực là rất cần thiết để đạt hiệu suất nuôi gia cầm tối ưu và đảm bảo sự thành công trong quá trình chăn nuôi.