Bệnh Marek là một trong những bệnh lây truyền nguy hiểm và phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là gà. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường. Vậy bệnh Marek ở gà là gì và cách phòng bệnh như thế nào? Trong bài viết này, Đá Gà Mạng sẽ chia sẻ chi tiết hơn loại bệnh Marek này.
Nguồn gốc và con đường lây lan bệnh Marek
Virus gây bệnh Marek
Bệnh Marek ở gà lần đầu tiên được phát hiện bởi Jozsef Marek ở Hungary vào năm 1906. Mãi cho đến năm 1926, người đàn ông này mới xác định được virus chính là nguyên nhân gây ra bệnh.
Đến năm 1978, bệnh Marek bắt đầu xuất hiện ở nước ta với một số tên gọi khác như là bệnh ung thư ở gà hay bệnh teo chân. Nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này ở gà là nhóm virus Herpes type B. Loại virus này có thể tồn tại ở trong nang lông khoảng 4 đến 5 tháng và trong phân gà khoảng 6 tháng.
Đến thập niên 20 của thế kỷ XX, bệnh Marek lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới như các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản,…
Con đường lây lan bệnh Marek ở gà
Virus mang mầm bệnh Marek có thể tồn tại trong phần vảy da gà bong tróc hoặc nang lông,…và có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua đường tiêu hóa thông qua nước uống, đồ ăn hoặc các dụng cụ chăn nuôi gà.
Tuy nhiên, bệnh Marek không lây lan từ gà mẹ qua trứng. Gà con giai đoạn một ngày tuổi có khả năng cao cảm nhiễm với bệnh Marek. Việc nhận biết các triệu chứng kịp thời sẽ giúp có những biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Triệu chứng phổ biến khi gà mắc bệnh Marek
Tùy thuộc vào độc lực của loại virus gây bệnh, triệu chứng của bệnh Marek sẽ được biểu hiện qua hai thể phổ biến là cấp tính và mãn tính. Ở mỗi thể, bệnh Marek sẽ có những triệu chứng đặc trưng và khác nhau.
Thể mãn tính
Thể này xuất hiện chủ yếu ở gà trong giai đoạn 2 đến 7 tháng tuổi. Tỷ lệ gà chết có thể dao động trong khoảng 10 đến 15%. Một số đặc điểm để nhận biết thể mãn tính là thể mắt, thể da và thể thần kinh. Bệnh tích của gà Marek ở thể mãn tính có biểu hiện phổ biến là gà gầy, bị teo cơ và tăng sinh dây thần kinh ngoại biên.
Thể viêm mắt
Vào thời gian đầy, gà sẽ có biểu hiện viêm mắt nhẹ và đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng. Sau đó, gà xuất hiện tình trạng viêm mống mắt. Phần khóe mắt sẽ xuất hiện dịch mủ gây khó khăn trong việc mổ thức ăn, cuối cùng là khiến gà bị mù.
Thể thần kinh
Đây là một trong những thể quan trọng để nhận biết được bệnh Marek ở gà. Đối với thể này, gà có thể bị liệt một hoặc 2 cánh hoặc chân gây khó khăn trong việc đi lại. Ngoài ra, dây thần kinh giao cảm của gà cũng có thể bị liệt gây khó khăn trong việc thở hoặc chết do đói.
Thể da
Ở thể này, bệnh Marek ở gà thường xuất hiện một số u nhỏ ở trên da hoặc các lỗ chân lông.
Thể cấp tính
Thể cấp tính của Bệnh Marek thường xuất hiện ở gà trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng tuổi. Trong trường hợp này, các cá thể mắc bệnh có thể chết một cách đột ngột. Tùy thuộc vào độ tuổi, con đường lây nhiễm và độc lực mà tỷ lệ chết ở gà sẽ từ 60 đến 70%. Bệnh tích sẽ là các khối u xuất hiện ở gan, tim, thận, buồng trứng, dịch hoàn hoặc phổi,…Những khối u này có thể làm cho lách hoặc gan gà sưng to hơn rất nhiều.
Hướng dẫn phòng ngừa hiệu quả bệnh Marek ở gà
Hiện nay, bệnh Marek vẫn chưa có các loại thuốc đặc trị. Do đó mà trong quá trình chăn nuôi, anh em có thể phòng tránh bằng một số biện pháp sau đây:
- Con đường lây lan của bệnh Marek chủ yếu là qua đường hô hấp và tiêu hóa. Do đó mà anh em cần phải có những biện pháp vệ sinh và khử trùng hiệu quả để loại bỏ mầm bệnh.
- Thường xuyên quan sát để có thể phát hiện nguồn bệnh một cách sớm nhất, đồng thời thực hiện cách ly ngay các con gà xuất hiện dấu hiệu bệnh để hạn chế tình trạng lây lan diện rộng.
- Sử dụng Antivirus – FMB hoặc Povidine để khử trùng khu vực chuồng trại.
- Trước khi tiến hành nuôi một lứa gà mới thì nên để trống chuồng trong khoảng 15 đến 20 ngày.
- Bổ sung thêm nhiều vitamin, chất dinh dưỡng và các chất điện giải vào chế độ ăn của gà để tăng sức đề kháng.
Do vẫn chưa có các loại vắc xin điều trị bệnh Marek ở gà hiệu quả nên việc phòng bệnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với gà bệnh thì thực hiện cách ly ở vị trí càng xa càng tốt. Đối với gà mắc bệnh Marek sắp chết hoặc đã chết thì nên sử dụng một số biện pháp tiêu hủy nhiệt độ cao, tránh chôn ở dưới đất vì loại virus này cũng có khả năng xâm nhập vào đất.
Lời kết
Bệnh Marek ở gà được xếp vào loại bệnh nguy hiểm và có khả năng gây chết hàng loạt rất cao. Mong rằng những thông tin của bài viết trên đây đã giúp anh em có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc phòng bệnh hiệu quả cho gà.