Gà bị kén mép là một trong những vấn đề khá phổ biến mà rất nhiều anh em chăn nuôi gà đã gặp phải. Nếu sư kê chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và nhận biết bệnh ở gà thì khi phát hiện có thể đã quá trễ. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Đá Gà Mạng để tìm hiểu chi tiết chi tiết hơn về tình trạng bệnh này ở gà chọi.
Gà bị kén mép là bệnh gì?
Gà chọi bị kén mép hay còn được gọi là bệnh kén gà, là một triệu chứng xuất hiện một cục ở dưới da hoặc dưới lớp cơ của cơ thể gà đá. Kén gà thường rất khó để phát hiện bởi đây chỉ đơn thuần là các vết bầm và không có dấu hiệu sưng.
Nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị kén mép?
Gà bị kén có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất là do môi trường sống của gà không không đảm bảo vệ sinh. Nếu chuồng trại không được thường xuyên vệ sinh sẽ tạo điều kiện để nhiều loại virus phát triển và bùng phát dịch bệnh.
Không những thế, nếu gà không được cung cấp đầy đủ vitamin cần thiết thì cũng sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng kén mép. Trong một số trường hợp, nếu sư kê không phát hiện và xử lý các vết trầy xước trong quá trình thi đấu thì cũng có thể gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Bên cạnh trường hợp gà bị kén ở mép thì một số bộ phận khác như hầu, lườn hay đầu,…cũng có khả năng gặp phải tình trạng này. Trong số đó, kén ở các vị trí như cổ và lườn thường sẽ lâu khỏi và khó điều trị nhất. Một số trường hợp còn lại sẽ có thời gian bình phục nhanh chóng hơn.
Một số phương pháp điều trị gà bị kén mép hiệu quả
Sau khi đã xác định được các nguyên nhân gây ra tình trạng kén mép ở gà chọi thì các sư kê sẽ bắt tay vào việc điều trị.
Phương pháp mổ lấy kén nước
Nếu sư kê đã có kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà chọi thì mổ kén mép gà là một phương pháp đem lại hiệu quả cao, đặc biệt là đối với trường hợp kén nước. Trước khi tiến hành phương pháp này, anh em cần phải chuẩn bị mọt ống kim tiêm, một vật nhọn bất kỳ kèm theo một liều lincomycin.
Sau đó, dùng vật nhọn bất kỳ để chích vào khu vực bị kén. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cần phải vệ sinh bộ phận gà bị kén mép và dụng cụ để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn và đem lại tỷ lệ thành công cao.
Tiếp đến, anh em tiếp tục sử dụng ống tiêm đã được chuẩn bị để tiến hành hút các chất dịch của kén ra ngoài. Trong bước này, cần phải lưu ý chỉ nên hút dịch nước trong một lần duy nhất và không áp dụng cho các lần sau. Sau đó, anh em thực hiện bơm 1 liều ống lincomycin vào khu vực kém gà. Liều lượng có thể thay đổi ở các lần bơm sau nên anh em cũng cần lưu ý.
Trong vòng 5 ngày tiếp theo, anh em tiếp tục bơm với liều lượng ⅓ ống lincomycin. Đến khi vết kén đã có hấu hiệu cứng lại thì anh em có thể bóc ra. Mặc dù phương pháp chữa gà đá bị kén mép này rất hiệu quả và nhanh khỏi những chỉ nên áp dụng với gà lâu năm. Đối với gà đá còn non thì nên cân nhắc trước khi áp dụng.
Chữa gà bị kén mép bằng thuốc
Nếu anh em chưa có kinh nghiệm mổ kén thì có thể áp dụng phương pháp chữa kén ở gà bằng thuốc. Tuy cách điều trị này có thể kéo dài, thời gian bình phục chậm nhưng mức độ gây hại sẽ ít hơn.
Hiện nay, sư kê có thể dễ dàng chạy ra các khu vực bán thuốc thú y để mua thuốc chữa kén gà. Một số loại thuốc điều trị được sử dụng phổ biến phải kể đến là thuốc tiêu kén A300, thuốc trị kén Iampam hoặc kép mép VO Thái Lan,…Trong quá trình sử dụng cần phải lưu ý thực hiện đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Một số lưu ý trong quá trình điều trị gà bị kén mép
Kén gà thường sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của các chiến kê. Tuy nhiên, tình trạng này có thể sẽ gây khó khăn trong hoạt động hàng ngày của gà. Chẳng hạn như gà sẽ chán ăn, ủ rũ hoặc sốt,… gây giảm sút thể chất. Nếu không được điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh có thể nặng hơn, khó phục hồi.
Bên cạnh việc điều trị, anh em cũng cần chuẩn bị nguồn dinh dưỡng hợp lý nhất cho chiến kê. Nếu phát hiện thấy gà chọi của mình bỏ bữa hay ăn không ngon miệng thì cần điều chỉnh và cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng. Đồng thời, gà chọi cần được nuôi trong môi trường sạch sẽ và thoáng mát để tạo điều kiện tốt nhất giúp gà phát triển.
Trong thời gian điều trị, anh em cần phải tập trung cao độ và không nên để chúng thi đấu. Lý do là bởi thời điểm này sức khỏe của gà còn rất yếu, khả năng đá không mãnh liệt như bình thường.
Lời kết
Nếu phát hiện gà bị kén mép hoặc một số loại bệnh khác thì anh em cần phải đặc biệt lưu ý và cẩn thận trong việc nuôi dưỡng. Hy vọng rằng những chia sẻ của Đá Gà Mạng ở bài viết trên sẽ giúp anh em có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc nhận biết và điều trị tình trạng kén gà.