Gà Shamo là một giống gà có xuất xứ Nhật Bản nhưng lại được nuôi khá phổ biến ở các nước châu Âu. Mặc dù mới có mặt ở Việt Nam được một thời gian, nhưng giống gà này đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của các sư kê Việt. Vậy giống gà này có gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Đá Gà Mạng.
Xuất xứ của gà Shamo
Mặc dù được nhận định là giống gà chọi truyền thống của Nhật Bản, nhưng ít ai biết được rằng tổ tiên của chúng thực sự bắt nguồn từ Thái Lan vào những năm 1600. Mãi sau này khoảng thời kỳ Edo thì chúng mới du nhập vào Nhật Bản. Trải qua nhiều đợt lai tạo mới có giống gà Shamo như hiện giờ. Cái tên Sham có nghĩa là Xiêm, là tên gọi cũ của đất nước Thái Lan xưa kia.
Giống gà này có hình thể oai phong, hùng dũng, thế đứng thẳng tắp khá giống với gà Serama của Indonesia. Vậy nên gà Shamo còn được gọi với tên mĩ miều là Quân kê. Chúng không chỉ được nuôi làm cảnh mà còn được dùng để đá nữa.
Những đặc trưng nổi bật của gà Shamo
Để anh em sư kê nắm rõ hơn đặc điểm của giống gà này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu dựa trên các đặc điểm về ngoại hình và cả đòn lối nhé!
Đặc điểm ngoại hình của gà Shamo
Giống gà đặc biệt của Nhật Bản này sở hữu ngoại hình ấn tượng, rất oai vệ và uy nghiêm giống như một vị tướng quân. Điều này được thể hiện rõ qua các đặc trưng về ngoại hình như sau:
- Dáng đi thẳng đứng, trông oai phong như một vị tướng quân ra trận.
- Gà Shamo có trọng lượng khá nặng, khoảng tầm 4 – 5kg, thậm chí có thể hơn. Chúng có thể cao tới 70cm.
- Gà có mỏ dài, mắt trắng hình cú vọ, lông mày lồi. Một số con có mắt hơi vàng trong giai đoạn gà tơ.
- Cổ gà dài, hơi cong, lông đuôi ngắn do phần lớn hoạt động của gà đều ở tư thế đứng thẳng nên lông đuôi của chúng ít phát triển hơn so với gà chọi thường.
- Đùi và ức của gà Shamo không có lông, đùi và cẳng chân khá cân đối là 1.5. Cánh gà ép sát thân, đẩy vai gà nhô cao lên, tạo dáng oai vệ rất đặc trưng.
- Gà này có màu chân là vàng và xanh ô liu. Nhưng màu chân này không được người Nhật ưa chuộng lắm.
- Giống gà này thích nuôi theo kiểu thả tự do, không thích nuôi nhốt.
Đặc điểm về lối đá của gà Shamo
Không chỉ sở hữu ngoại hình ấn tượng, gà Shamo còn là một chiến kê đích thực khi lên sàn đấu với các đặc điểm đáng chú ý như sau:
- Chúng rất thiện chiến, ít khi bỏ chạy, sẵn sàng đánh tới chết luôn. Tuy vậy, với con người chúng lại rất thân thiện và hiền lành.
- Các đòn đánh của giống gà này cũng rất uy lực và mạnh mẽ, tạo ra những khó khăn nhất định cho đối phương.
Gà Shamo có những dòng nào?
Khi tìm hiểu về giống gà Quân kê này có lẽ anh em đều biết rằng nó được chia thành nhiều dòng khác nhau tương ứng với từng đối tượng mà nó lai tạo. Dưới đây là các dòng gà Shamo đáng chú ý hiện nay mà các anh em có thể tham khảo.
Đại quân kê (O- Shamo)
Đây chính là dòng gà Shamo sở hữu thân hình to lớn nhất với trọng lượng trung bình khoảng 5.5kg với gà trống và 5kg với gà mái trưởng thành. Thể trạng này tương đồng với giống gà tổ tiên Asil.
Trung quân kê (Chu – Shamo)
Chữ Chu trong Chu – Shamo chính là chỉ tên tuổi của Chu Nguyên Chương, bởi đây là giống gà xuất xứ từ thời nhà Minh của Trung Quốc và du nhập sang rồi được lai tạo với gà Shamo thuần. Giống gà trung quân kê này khi trưởng thành có thể nặng tầm 4kg với gà trống và 3kg với gà mái.
Nam Kinh quân kê (Nankin – Shamo)
Đây chính là giống gà Shamo lùn có trọng lượng và chiều cao khiêm tốn nhất trong các dòng Shamo hiện có. Nó chỉ nhỉnh hơn gà tre của Việt Nam một chút mà thôi.
Tiểu quân kê (KO – Shamo)
Tiếp tục là một dòng gà Shamo nữa cũng khá nhỏ con, chỉ nặng tầm 1.5kg khi trưởng thành. Dù sở hữu nhiều tố chất của gà chiến, gà đòn nhưng đa phần chúng được nuôi để làm cảnh là chính.
Bên cạnh những dòng Shamo phổ biến ở trên, chúng ta còn có một số dòng nữa mà mọi người có thể tham khảo như: Gà Ehigo-Nankin-Shamo, Gà Yamato-Shamo, Gà Kinpa, Gà Yakido or Ygido,…
Gà Shamo ở Việt Nam
Sở hữu ngoại hình ấn tượng, khả năng chiến đấu tốt, hung dữ và lỳ đòn nên ngay khi mới du nhập vào Việt Nam, giống gà này đã nhận được sự quan tâm lớn của sư kê Việt. Thế nhưng số lượng người nuôi gà Shamo chưa nhiều, chỉ có một vài trại gà cung cấp giống này mà thôi. Hơn nữa cúng khó đánh giá được những cá thể đó là gà thuần chủng hay không, hay đã được lai tạp để thích ứng tốt nhất với khí hậu, điều kiện ở mỗi vùng miền.
Anh em nào có nhu cầu mua gà Shamo, nên tìm tới các trại gà uy tín để tránh mua phải hàng “fake”, mất công chăm sóc nuôi dưỡng. Ưu tiên tới mua trực tiếp, tránh rủi ro.
Lời Kết
Đó là một vài thông tin thú vị về gà Shamo mà mọi người có thể tham khảo. Giống gà này có thể nuôi làm cảnh hay nuôi để làm gà chiến đều được. Tuy nhiên chúng có cách chăm nuôi riêng hơi khác so với gà chọi Việt nên các sư kê cần tìm hiểu kỹ lưỡng nhé!