Với những người chơi đá gà lâu năm, có lẽ khái niệm gà nòi, những dòng giống nổi tiếng khắp ba miền đã rõ như lòng bàn tay. Nhưng với các sư kê mới tập tành đá gà, đây có lẽ vẫn là khái niệm mơ hồ. Để giúp anh em hiểu rõ hơn về loại gà chiến này, ngay sau đây Đá Gà Mạng sẽ chia sẻ tất tần tật các thông tin liên quan, mời quý sư kê cùng theo dõi.
Gà nòi giống là gì?
Đây chính là giống gà thuần Việt của nước ta, còn được biết đến với nhiều cách gọi khác như là: Gà chọi, gà đá,… Chúng được nuôi dưỡng chủ yếu để phục vụ cho hoạt động đá gà. Dù hiện nay đá gà ở Việt Nam đã phần nào bị hạn chế vì nó bị xem như một hình thức cờ bạc trá hình. Nhưng suy cho cùng đây vẫn là bộ môn thể thao thú vị được người Việt lưu truyền từ xa xưa nên vẫn còn duy trì và phát triển cho tới ngày nay.
Năm 1990, gà nòi được xuất khẩu ra thế giới, nhưng tới giờ vẫn chỉ có Mỹ công nhận đó là một giống gà tiêu chuẩn mà thôi. Gà nòi – gà tre – gà rừng là những gà chọi bản địa sở hữu khả năng chiến đấu ấn tượng, trong đó:
- Gà tre và gà nòi thuộc gà nhà, dáng người mảnh khảnh nhưng đòn đá rất mạnh mẽ và uy lực.
- Gà rừng là gà hoang dã, khả năng chiến đấu cao và đá cũng rất hay.
Đặc điểm nhận diện gà nòi giống cơ bản
Trong gà nòi người ta lại chia thành nhiều dòng gà khác nhau. Chúng có hình dáng khá giống nhau, chỉ có những sư kê lâu năm trong nghề mới có thể phân biệt được mà thôi. Về cơ bản, gà nòi trên thị trường có một số đặc điểm dưới đây:
- Gà khá ít lông, nhất là ở đầu, cổ, ngực, đùi. Lông của chúng to và cứng.
- Mặt gà nhỏ, gần như không có tích, tai cũng không phát triển nhiều.
- Da của loại gà này thường có màu đỏ rực vì được sư kê om bóp vào nghệ nên da dày và bắt mắt.
- Mồng đa phần là mồng dâu hoặc mồng cục.
- Mỏ gà nòi to, mở rộng về 2 bên, mỏ khá ngắn nhưng nhọn, cứng, lực mổ khỏe.
- Mắt gà thụt sâu vào trong, mí mắt nhỏ nhưng dày. Tùy từng loài mà sẽ có những màu mắt khác nhau.
- Đặc điểm sinh sản: Tầm 6 – 7 tháng gà mái phát dục và bắt đầu cho gà trống giao phối. Từ 8 – 12 tháng chúng đẻ trứng và ấp nở, tỷ lệ trứng nở thành công khá cao, khoảng 85%. Đối với gà trống, tầm 7 tháng tuổi chúng đã bắt đầu gáy được, tiếng gáy to và rõ.
Những giống gà nòi chất lượng nhất ở ba miền Bắc – Trung – Nam
Dù hiện giờ cáp độ gà bị cấm nhưng thú vui nuôi gà để đá tìm niềm vui của người Việt vẫn còn đó. Mỗi vùng miền, mỗi tỉnh thành lại có những giống gà đặc trưng, một vài đại diện tiêu biểu. Trong đó ta có thể kể đến như:
Khu vực miền Bắc
Miền Bắc được coi là cái nôi của đá gà từ xa xưa. Chính vì vậy, nơi đây có khá nhiều giống gà đá hay đã đi vào lịch sử từ nhiều năm trước như: Gà chọi Thổ Hà (Bắc Giang), Đồ Sơn (Hải Phòng); Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Ngoài ra còn có các tỉnh như Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La,…
Khu vực miền Trung
Dịch xuống miền Trung, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều giống gà nòi đá hay nổi tiếng như: Gà sông Vệ (Quảng Ngãi), gà Vạn Giã, Gò Dúi (Phú Yên), gà Phan Rang, Khánh Hòa. Và đặc biệt phải kể đến gà chọi Bình Định “linh kê dị tướng” của miền đất võ. Tại đây có khá nhiều dòng gà nổi danh như: Hoài Châu – Kim Giao (Hoài Nhơn), gà Mộc Bài (Hoài Ân, Ân Phong), gà Cát Chánh (Phù Cát), gà Phú Tài (Quy Nhơn), dòng gà Bắc Sông Kôn – Nguyễn Lữ lưu truyền (Tây Sơn). Chúng sở hữu lối đá rất tinh quái, bền đòn, nhiều đòn cáo nên là đối thủ đáng sợ của mọi chiến kê khi lên sàn.
Ở miền Bắc và miền Trung phần lớn đá gà đòn vẫn là phổ biến. Những chiến kê tham gia thi đấu có một số đặc điểm như:
- Trọng lượng khoảng chừng 2.8 – 4.0kg.
- Gà khá ít lông, trụi đầu, cổ và bầu diều.
- Chân cao, dáng mảnh khảnh nhưng lực đá mạnh.
- Đá rất gan lì, chịu đòn tốt, dù không nhanh nhẹn nhưng các đòn đá rất chất lượng, có thể hạ gục đối thủ ngay nếu không may trúng đòn hiểm.
Khu vực miền Nam
Miền Nam nổi tiếng với các lò gà ở Bến Tre (gà Chợ Lách), Đồng Tháp (gà Cao Lãnh), An Giang (gà Châu Đốc), gà Bà Điểm…. Khu vực này chuộng đá cựa hơn đá đòn. Đây là hình thức đá gà có tính giải trí cao. Bởi khi vào trận các chiến kê sẽ được trang bị thêm đôi cựa bằng sắt được mài sắc nhọn. Nhờ vậy mà độ nguy hiểm, khả năng sát thương trong từng cú ra đòn là cực lớn. Nếu không may bị trúng đòn vào các vị trí hiểm, đối phương có thể bị trọng thương, thậm chí là bỏ mạng ngay lập tức.
Điểm khác lạ của gà đá cựa sắt so với gà nòi chính là chúng có bộ lông dày, rậm, bao phủ từ đầu tới chân. Nó giống như áo giáp để bảo vệ chiến kê khi lên sàn đấu khỏi các cú ra đòn từ phía đối phương gây tổn hại bên trong.
Trọn bộ cách nuôi, chăm sóc và phòng bệnh cho gà nòi giống hiệu quả
Những sư kê mới tập tành nuôi gà đá chưa biết nuôi, chăm sóc và phòng bệnh cho gà sao cho đúng, những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ là kinh nghiệm hữu ích để anh em có thêm kiến thức chăm sóc cho gà chiến của mình.
Thứ nhất, cách nuôi gà nòi
Trong cách nuôi này, chúng ta cần phải quan tâm tới khâu chọn giống, chế độ dinh dưỡng, chuồng trại. Mọi thứ phải được chuẩn bị thật kỹ càng mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chọn giống
Chọn giống là khâu cực kỳ quan trọng, gà có khỏe mạnh, đòn đá có hay không phụ thuộc phần lớn vào khâu này. Bất luận anh em nuôi gà nòi để đá hay lấy thịt thì cũng cần phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
- Mỏ gà to, miệng rộng
- Trông nhanh nhẹn, linh hoạt
- Lông gà mịn
- Không bị dị tật, khuyết thiếu bộ phận nào trên cơ thể
Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm những địa chỉ bán gà nòi giống uy tín để đảm bảo chất lượng và mức giá hợp lý. Không mua gà từ nhiều nguồn khác nhau, khó kiểm soát và không đảm bảo được chất lượng đồng nhất.
Chuồng trại chăn nuôi
Gà nòi nói riêng và các loại gà nói chung, khoảng 90% thời gian sống của chúng quanh quẩn ở trong chuồng. Vì thế khi làm chuồng gà, sư kê cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tính toán kỹ số lượng gà cần nuôi và diện tích có thể dùng để nuôi gà. Làm sao đáp ứng được mật độ tối thiểu từ 30 – 50cm không gian. Bởi đây không chỉ là chỗ để chúng ngủ mà chúng còn cần đi lại, di chuyển, thậm chí là bay nhảy nữa.
- Chọn hướng đặt chuồng phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Cửa chuồng thiết kế hợp lý, thuận tiện cho việc lấy gà ra vào.
- Xây chuồng úm cho gà mái và bố trí hệ thống đèn sưởi để đảm bảo nhiệt độ nuôi tốt nhất.
- Máng ăn – máng uống cần phải bố trí khoa học, phù hợp với độ tuổi của gà và đảm bảo yêu cầu vệ sinh sạch sẽ.
Chế độ dinh dưỡng cho gà nòi giống
Đối với gà chọi, thóc vẫn là thức ăn chính để chúng có thể đảm bảo dinh dưỡng và không lo tích mỡ. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà mà ta có thể linh hoạt điều chỉnh hàm lượng các nhóm thức ăn cho phù hợp:
- Với gà chọi con tách mẹ: Cho ăn theo khẩu phần gồm 10% cám, 20% ngô, 20% cá tươi đã được nấu chín, 20% rau, 30% thóc.
- Với gà nòi con có trọng lượng 0.5kg: Ta nên cho chúng ăn theo công thức trên cùng với 30% thức ăn công nghiệp để gà tăng trọng nhanh chóng.
- Với gà nòi trống sắp thi đấu: Cho ăn 0.25kg lúa, 0.1kg giá đỗ, 0.1kg/ ngày thịt bò – lươn. Có thể trộn thêm lòng đỏ trứng, vịt lộn, giun, chuối xiêm… để tăng đạm, protein cũng nhưng giúp gà mau tới bo, đá tới pin.
Thứ hai, về chăm sóc và phòng bệnh cho gà nòi
Khâu chăm sóc, phòng bệnh cho gà cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Bởi trong các giai đoạn phát triển của mình, gà đều có nguy cơ bị mắc nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng thi đấu. Vậy nên anh em hãy lưu ý:
Đối với chuồng trại
Không gian sống của gà cần phải đảm bảo các yếu tố như sau:
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ lót chuồng hàng tuần. Nên thiết kế có nắng chiếu vào chuồng để tiêu diệt các vi khuẩn và ký sinh trùng gây hại.
- Máng ăn, máng uống phải sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên. Không cho gà ăn lại thức ăn cũ, thức ăn ôi thiu. Loại bỏ hết đồ thừa rồi mới cho đồ mới vào máng.
- Xung quanh khu vực chăn nuôi gà nòi nên được vây bằng lưới mắt cáo để tránh chuột, rắn chui vào cắn gà. Và cũng hạn chế người lạ, động vật lạ ra vào chuồng.
- Tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ để loại bỏ các mầm bệnh gây hại tới chiến kê.
Quy trình tiêm vacxin cho gà nòi giống
Như đã nói ở trên, trong quá trình phát triển của mình, gà có thể bị nhiễm bệnh nếu không được tiêm phòng vacxin đầy đủ. Tùy theo từng độ tuổi của gà mà ta sẽ có các loại vacxin cần tiêm/ uống như sau:
- Gà 3 – 5 tháng tuổi cho dùng vacxin Newcastle chủng F. Có thể nhỏ vào mắt hoặc mũi cho gà đều được.
- Gà 7 ngày tuổi cho dùng vacxin phòng bệnh đậu gà.
- Gà 8 – 10 ngày tuổi, tiến hành nhỏ hoặc tiêm vacxin phòng bệnh Gumboro.
- Gà được 21 ngày tuổi, trộn vacxin Newcastle chủng Lasota vào thức ăn hoặc nước uống cho chiến kê.
- Khi gà được 23 – 25 ngày tuổi tiếp tục tiêm vacxin Gumboro.
- Với gà trong khoảng 30 – 45 ngày tuổi, tiến hành tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng.
- Gà trên 60 ngày tuổi, tiếp tục tiêm vacxin Newcastle chủng M.
Lưu ý, chỉ tiến hành tiêm khi anh em có kinh nghiệm hoặc đã được đào tạo về thú y mà thôi. Tiêm đúng theo liều lượng đã quy định. Nếu cần phải pha thêm nước vào vacxin, bắt buộc phải dùng nước sạch. Để bảo quản vacxin tốt nhất, không ảnh hưởng chất lượng thì nên bảo quản lạnh. Những ai không tự tin tiêm, có thể đi học về tiêm phòng hoặc thuê bác sĩ thú y thực hiện.
Giá gà nòi giống trên thị trường hiện nay như thế nào?
Giá bán sẽ không giống nhau tùy vào từng loại. Gà thịt sẽ có giá khác và gà đá sẽ có giá khác:
- Với gà nòi thịt: Giá bán gà mái từ 1.6 – 2kg, gà trống từ 2.2 – 2.5kg sẽ có giá từ 80.000 vnđ/kg – 90.000 vnđ/kg.
- Gà nòi con có giá bán tầm 23.000 vnđ/ con với gà 15 ngày tuổi và 32.000 vnđ/ con đối với gà được khoảng 30 ngày tuổi.
- Gà nòi trưởng thành đã tham gia thi đấu. Tùy vào tình trạng sức khỏe, khả năng chiến đấu cũng như thành tích chúng đã giành được, giá bán có thể từ vài triệu tới vài trăm triệu là bình thường.
Lời Kết
Đó là trọn bộ tất tần tật các thông tin về gà nòi mà anh em cần nắm được. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp cho sư kê tân binh có thêm kinh nghiệm hữu ích để chọn lựa, chăm sóc gà chiến khỏe mạnh, đòn hay, đá tốt, trở thành những siêu chiến kê trong tương lai.