Khi nào gà thay lông chuyền, dấu hiệu của gà thay lông như thế nào, khi thay lông có mang gà đi đá được không? Rất nhiều câu hỏi được các sư kê mới nhập môn đặt ra về vấn đề này. Ngay sau đây, Đá Gà Mạng sẽ giúp anh em giải đáp toàn bộ các thắc mắc nêu trên một cách cụ thể nhất.
Gà thay lông chuyền – Những thông tin sư kê cần biết
Có rất nhiều người mới tập tành đá gà còn mơ hồ về việc gà thay lông chuyên, không biết việc gà thay lông là do quy luật tự nhiên hay vì nguyên nhân nào khác. Thời điểm gà thay lông chuyền như thế nào, cách nhận biết ra sao… Đây chính là thông tin tổng quan mà anh em cần nắm rõ.
Gà thay lông chuyền nghĩa là gì?
Đây được coi là một dấu mốc đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của chiến kê sang một giai đoạn mới. Cũng là cơ hội để gà chiến có thể thay đổi ngoại hình của mình trông ấn tượng hơn, loại bỏ bộ lông xấu, khô, xơ trông kém thẩm mỹ trước đó.
Nguyên nhân gà thay lông chuyền do đâu?
Gà thay lông chuyền được chia thành 3 giai đoạn, bao gồm:
- Giai đoạn 1: Gà thay lông từ gà con thành gà tơ.
- Giai đoạn 2: Gà tơ thành gà trưởng thành.
- Giai đoạn 3: Gà thay lông định kỳ khi trưởng thành.
Vậy nên có thể hiểu, gà thay lông chuyền là một hiện tượng tự nhiên của chúng. Thế nhưng vẫn có những yếu tố ngoại cảnh tác động tới quá trình thay lông của gà, có thể khiến gà thay lông chậm hơn hoặc nhanh hơn: Điều kiện chăm sóc, nhiệt độ chuồng trại, gà bị ốm bệnh… Nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ tập trung phân tích gà thay lông ở giai đoạn 2 và 3 mà thôi.
Thời gian gà thay lông chuyền là khi nào?
Không xét tới các yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình thay lông của gà chiến. Trong năm gà sẽ thay lông chủ yếu vào tầm cuối hè sang thu và đôi lúc là cả mùa đông nữa. Trung bình thời gian gà thay lông sẽ từ 3 – 5 tháng. Chẳng hạn tháng 5 – 6 gà thay lông thì tới tầm tháng 9 – 10 gà mới hoàn tất việc thay lông của mình.
Gà thay lông chuyền có thể mang đi cáp độ không?
Một trong những thắc mắc lớn nhất của các sư kê lúc này chính là khi gà thay lông có mang đi cáp độ được không? Có thể khẳng định một điều là KHÔNG. Bởi đây là thời điểm khá nhạy cảm, mang gà đi đá tỷ lệ thắng cực kỳ thấp.
Đa phần các chiến kê khi bước vào giai đoạn thay lông chuyền đều xuống sức rõ rệt, kể cả những con vốn dĩ có nền tảng thể lực tốt, hung dữ và máu chiến cũng trở nên đuối sức. Dù là gà đá cựa hay đá đòn thì bộ lông cũng đóng vai trò quan trọng, bảo vệ chúng trước sự thay đổi của thời tiết bên ngoài cũng như khi vào sới thi đấu.
Giai đoạn gà thay lông chuyền, các dưỡng chất mà gà nạp vào cơ thể đều hỗ trợ cho quá trình mọc lông mới. Không chỉ không nên mang gà đi cáp độ mà còn không nên cho chúng luyện tập vần hơi, vần đòn, chạy lồng… nên dành thời gian cho gà dưỡng sức.
Chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc khi gà thay lông chuyền
Thời điểm gà thay lông chuyền, cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho gà đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn gà chiến không mất sức khi thay lông, lông mới mọc ra mềm mượt thì cần lưu ý những vấn đề sau:
Chế độ dinh dưỡng khi gà thay lông chuyền
Như đã nói ở trên, chế độ dinh dưỡng của gà giai đoạn thay lông chuyền này sẽ hơi khác so với bình thường. Vì thế các nhóm thức ăn mà anh em cần chú ý cho gà ăn lúc này đó là:
- Thức ăn chính: Thóc lúa vẫn chiếm 6 phần trong khẩu phần ăn của gà. Nhưng thay vì cho chúng ăn thóc khô thì hãy ngâm qua nước để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Thóc chứa rất nhiều vitamin A, B, E, B1… chia thành 2 bữa cho gà ăn vào sáng và tối.
- Thức ăn phụ: Để giúp gà không bị ngán thức ăn, anh em nên cho gà ăn thêm rau củ và mồi tanh nữa. Với rau xanh thì ưu tiên cho ăn giá đỗ, cà chua, đậu phộng,… để kích thích gà ra lông nhanh và mượt hơn.
- Thời điểm này gà sẽ không tập luyện nên không cho gà ăn quá nhiều để tránh chúng tăng cân mất kiểm soát. Cho gà ăn nhiều rau xanh để gà no nhanh và no lâu hơn. Còn với mồi tanh thì chỉ cho ăn thịt bò, lươn trạch nhỏ, cá chép tầm 1 – 2 miếng vào bữa trưa để tăng cường đạm, protein để gà thay lông chuyền khỏe hơn, đề kháng tốt hơn.
Chế độ chăm sóc gà thay lông chuyền
Muốn gà thay lông nhanh và ổn định, khi chăm sóc chúng ở giai đoạn này sư kê cần lưu ý:
- Tắm cho gà: Tiến hành tắm rửa cho gà thường xuyên khi gà vừa rụng lông. Một phần giúp gà làm sạch cơ thể, phần nữa là hạn chế nấm mốc, vi khuẩn kí sinh, kích thích gà mọc lông nhanh hơn. Nhưng khi gà đã bắt đầu nhú mọc lông mới, hạn chế tắm rửa để tránh làm lông gà bị gãy rụng lông non.
- Thường xuyên mang gà đi phơi nắng: Việc này sẽ giúp gà hấp thu vitamin D tốt hơn, tăng cường sự chắc khỏe cho xương khớp. Đặc biệt là lúc vừa tắm xong, cần mang gà phơi khô để tránh bị cảm lạnh, nấm mốc.
- Đảm bảo chuồng nuôi rộng rãi: Chuồng nuôi gà phải rộng rãi để tránh gà chạm vào tường, chuồng khiến lông non bị rụng, xoăn. Đặc biệt, khi gà thay lông chuyền không nên cho chúng cản mái. Việc giao phối tiêu tốn nhiều năng lượng sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động mọc lông của gà.
Mẹo kích thích gà thay lông chuyền nhanh, sớm được đi thi đấu
Rất nhiều sư kê nghĩ rằng, bứt nhổ lông cũ đi sẽ giúp gà thay lông chuyền nhanh hơn, lông mới mọc ra nhanh hơn. Nhưng cách này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, có thể làm gà bị ốm, nấm mốc da…
Muốn kích thích gà thay lông chuyền nhanh và hiệu quả, sư kê có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
- Cho sử dụng thuốc thay lông: Cách này chúng tôi không khuyến khích anh em áp dụng, chỉ dùng trong trường hợp bất khả kháng. Chẳng hạn kèo cược đã được ấn định sẵn, không thể hủy được. Thuốc sẽ kích thích cho lông gà ra nhanh hơn để kịp ngày đi thi đấu. Để đảm bảo gà có đủ sức, các sư kê vẫn nên chú trọng vào chế độ dinh dưỡng và luyện tập là chính.
- Đầu tư vào chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng quyết định rất nhiều tới việc thay lông của gà. Bên cạnh thức ăn bình thường, anh em nên cho gà ăn nhiều mồi, lạc, vừng, đỗ, thịt bò, cà chua… để lông gà mọc nhanh hơn, dài mượt hơn.
- Đảm bảo nhiệt độ nuôi: Thời tiết là một trong những nhân tố ảnh hưởng khá nhiều tới gà thay lông chuyền. Nếu gần tới ngày thi đấu mà gà của anh em có dấu hiệu thay lông thì hãy tăng nhiệt độ chuồng nuôi luôn để quá trình rụng lông diễn ra chậm hơn. Ngược lại, hãy hạ nhiệt độ xuống để đẩy nhanh việc rụng lông ở gà.
- Nhổ đồng loạt lông cũ để kích thích ra lông mới: Cũng giống như việc dùng thuốc, mẹo này không khuyến khích thực hiện. Bởi nó vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của gà. Lưu ý, chỉ thực hiện cách này khi gà của anh em có sức khỏe tốt mà thôi. Đặc biệt, lông máu không nên nhổ vì có thể chúng sẽ không thể mọc lại được nữa.
Lời Kết
Trên đây là những thông tin thú vị về gà thay lông chuyền mà sư kê cần nắm được. Về cơ bản, đây là hiện tượng tự nhiên bắt buộc xảy ra trong các giai đoạn phát triển của gà. Anh em hãy lưu ý các cách chăm sóc, chăm nuôi mà chúng tôi chia sẻ ở trên để gà có được bộ lông mới dài, mượt và dày hơn nhé! Đừng quên áp dụng các mẹo kích mọc lông được bật mí trong bài nếu gà chiến của anh em thay lông sát thời điểm chuẩn bị phải đi cáp độ.