Bệnh phổi ở gà là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi gà. Nếu không nhận biết và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống hô hấp và sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Đá Gà Mạng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh phổi xuất hiện ở gà.
Nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh phổi ở gà
Bệnh phổi xuất hiện ở gà chủ yếu được gây ra bởi loại nấm Afavus, Aspergillus fumigafus, Anigen,… Những loại nấm này xâm nhập vào cơ thể gà qua nhiều con đường khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở các đàn gà có độ tuổi từ 1 đến 20 ngày.
Cơ chế gây bệnh chủ yếu là được lây khi gà hít phải các bào tử nấm trong môi trường hoặc trong các máy ấp nở. Khi đó, những bào tử nấm này sẽ phát triển và hình thành nên một ổ nấm. Thời gian đầu sẽ ở dạng các hạt màu vàng hoặc trắng. Sau đó, sẽ hình thành nên các túi khí, ảnh hưởng và phá hoại các mô bào trong cơ thể gà.
Nấm sau khi xâm nhập vào cơ thể gà sẽ tiết ra nhiều loại độc tố ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, nghiêm trọng hơn là gây nhiễm độc máu. Sau đó, gà sẽ bị trúng độc và chết.
Một số biểu hiện phổ biến khi gà mắc bệnh phổi
Sau khi mắc bệnh nấm phổi, gà sẽ thường có những biểu hiện và triệu chứng rất rõ ràng. Do đó mà người nuôi cần thường xuyên quan sát các biểu hiện để kịp thời có những biện pháp phòng trị.
- Gà khi mắc bệnh phổi thường sẽ thở gấp, thở nhanh, khó thở, há mỏ hoặc phải vươn dài đầu để thở.
- Thường xuyên bỏ ăn hoặc sức ăn giảm, hay nằm một chỗ hoặc chỉ đứng riêng một góc.
- Trường hợp bệnh phổi ở gà nặng hơn thì có thể gây ra động kinh, gây chảy nước mắt hoặc khiến mắt bị sưng phồng lên. Nếu kéo dài sẽ có nguy cơ cao dẫn đến mù lòa và chết.
- Gà có thể bị khẹc, hen, hoặc gặp phải tình trạng lông rụng thành nhiều mảng. Khi độc đố ln đến thần kinh thì sẽ khiến gà gầy yếu và chết dần.
Bệnh tích đối với gà bị nấm phổi
Sau khi thực hiện giải phẫu nội tạng của một con gà bị bệnh phổi, nhiều người cho rằng loại nấm độc gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh và đặc biệt nghiêm trọng.
- Phần phổi của gà có thể chứa nhiều đốm tròn màu trắng xám hoặc vàng với nhiều kích thước khác nhau.
- Cách hạt được gây ra bởi nấm phổi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như bụng, túi khí ở ngực hoặc một số nội tạng ở xung quanh.
- Túi kết mạc thường có dấu hiệu viêm loét hoặc lẫn thêm một số tạp chất hệt như bã đậu.
Các phương pháp điều trị bệnh phổi ở gà chọi
Để có thể tìm ra phương pháp điều trị chuẩn xác nhất, trước tiên bạn cần phải tìm ra nguyên nhân, ngọn nguồn gây bệnh. Nếu các loại nấm mọc trong chuồng thì ngay lập tức phải khử trùng và làm sạch.
Đồng thời, tách riêng các con gà có dấu hiện mắc bệnh để hạn chế tình trạng lây lan cho những con khác. Việc thực hiện điều trị riêng sẽ giúp gà được chăm sóc tốt nhất và đẩy nhanh quá trình giảm bệnh.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh là cách để điều trị nhanh nhất bệnh phổi ở gà. Một số loại thuốc phổ biến thường sử dụng là:
- Pha hỗn hợp thuốc Bio-neo.Nysta hoặc thuốc Bio-Fungicide oral cùng Sulfat đồng nồng độ 0.25% vào nước uống cho gà.
- Dùng kèm một số loại thuốc tiêm bại huyết như Bio-Ceftri-Bactam hoặc Bio-Ceptiofur.
- Có thể sử dụng thểm B-Complex để giúp gà nhanh chóng phục hồi và tăng sức đề kháng.
- Để tăng cường hệ tiêu hóa, sau khi gà đã hồi phục thì bạn có thể bổ sung thêm một số loại men vi sinh.
Trong một số trường hợp, nếu gà chỉ bị viêm phổi thông thường do ảnh hưởng của thời tiết thì bạn có thể sử dụng các bài thuốc trộn tỏi và nghệ và thức ăn của gà. Tuy nhiên, cần lưu ý phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng gà ho hẹ và không có triệu chứng nguy hiểm khác.
Hướng dẫn phòng chống bệnh phổi ở gà chọi
Để phòng bệnh phổi cũng như nhiều bệnh khác xuất hiện ở gà, trước tiên bạn cần phải đảm bảo chuồng nuôi và các dụng cụ chăm sóc cho gà được khử trùng và sạch sẽ. Bên cạnh đó, trời mưa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển. Do đó, việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giúp chuồng trại luôn được khô ráo cũng là một việc làm rất cần thiết.
Đồng thời, để có thể loại bỏ các vi khuẩn gây hại cho gà, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc sát trùng định kỳ. Vào mùa lạnh, khi khí hậu ẩm ướt, gà cũng cần được tăng sức đề kháng. Cuối cùng, người nuôi cần phải theo dõi các biểu hiện của gà một cách thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời và giải quyết hiệu quả.
Lời kết
Với những thông tin liên quan đến bệnh phổi ở gà mà Đá Gà Mạng đã cung cấp, hy vọng anh em đã có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích về căn bệnh này. Bệnh phổi xuất hiện ở gà thường có những bệnh tích và triệu chứng dễ dàng nhận biết, do đó người nuôi cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để phòng và trị bệnh hiệu quả.