Đôi chân được xem là một trong những vũ khí đáng gờm của gà chọi khi liên tục tung ra các đòn đá để hạ gục đối thủ. Thế nhưng, có không ít lần chiến kê sẽ gặp phải tình trạng đau chân hay sưng khớp. Do đó mà các sư kê cần phải tìm cách chữa gà bị đau chân hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bài viết dưới đây của Đá Gà Mạng sẽ hướng dẫn anh em chi tiết nhất.
Nguyên nhân gây đau chân cho gà
Gà bị đau chân là một vấn đề khá phổ biến, nhất là đối với các gà chọi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nhiều bệnh khác nhau như sưng cụm bàn chân, bong gân, bệnh lậu đề,… Dưới đây là những nguyên nhân thường gây ra đau chân cho gà:
- Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu, gà bị áp lực từ những kỳ vần hơi hoặc vần đòn quá sức.
- Sau khi thi đấu, gà không ngâm chân trong nước ấm có thể làm cho cơ bắp và cơ xương bị căng cứng, gây đau chân.
- Khi gà nhảy từ độ cao xuống đất mà không đặt chân đúng cách, có thể gây ra va đập mạnh và làm tổn thương chân.
- Chân gà bị trầy xước mà không được vệ sinh và xử lý sạch sẽ, nhiễm trùng có thể xảy ra và gây đau chân.
- Môi trường sống kém chất lượng, sàn chuồng cứng và góc cạnh có thể gây áp lực lên chân gà, dẫn đến đau chân và viêm nhiễm.
Những nguyên nhân trên thường xuất hiện sau những trận đấu căng thẳng và tập luyện mạnh. Việc không chú ý đến việc chăm sóc chân gà sau khi thi đấu hoặc tập luyện cũng có thể góp phần gây ra tình trạng đau chân.
Triệu chứng nhận biết gà bị đau chân
Để có thể tìm ra các cách chữa gà bị đau chân kịp thời việc nhận biết các triệu chứng là rất cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi gà bị đau chân:
- Gà đi chập chững, tập tễnh và bước đi không đều đặn.
- Gà không thể đặt chân xuống hoặc một chân bị thọt hẳn.
- Không thể di chuyển và chỉ nằm ở một vị trí, có thể chân của gà gặp vấn đề.
- Gà di chuyển bình thường nhưng không thể thực hiện các hoạt động vận động mạnh.
Hướng dẫn các cách chữa gà bị đau chân đơn giản nhất
Chữa trị gà bị đau chân đòi hỏi sự kỹ càng và quan tâm từ phía người nuôi. Dựa vào các nguyên nhân gây ra tình trạng này mà sư kê sẽ có những phương án khác nhau để chữa trị. Tuy nhiên, thời điểm phát hiện và xử lý là điều vô cùng quan trọng vì sự phục hồi có thể khó khăn nếu để tình trạng trầm trọng.
Vệ sinh phần chân gà
Để có thể phát hiện được các bất thường, anh em nên tiến hành vệ sinh chân cẳng gà chọi. Rửa chân gà bằng nước sạch và cồn để ngăn chặn các yếu tố có thể gây bệnh. Đặc biệt, anh em cần cọ rửa kỹ càng khu vực bàn chân để loại bỏ phân gà và các loại vi khuẩn gây bệnh.
Vệ sinh chuồng trại
Chuẩn bị một môi trường sạch sẽ cho gà là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát. Sư kê có thể sử dụng nền cỏ hoặc nền cát đã được làm sạch để giảm tiếp xúc với vi khuẩn. Đồng thời, tránh sử dụng nền gạch cứng hoặc bê tông, vì có thể gây áp lực không mong muốn lên bàn chân gà.
Mổ ké chậu, bị đậu và lậu đế
Trường hợp gà bị đau chân xuất phát từ những vấn đề có liên quan đến lòng bàn chân thì cần tiến hành mổ. Tuy nhiên, để thực hiện mổ yêu cầu sư kê phải có kinh nghiệm và biết cách sử dụng các loại thuốc cần thiết. Mổ là cách nhanh nhất để loại bỏ tất cả chất thừa, bẩn ở trong lòng bàn chân của gà.
Cách chữa gà bị đau chân với rượu thuốc
Khi tiến hành nuôi gà đá, anh em sư kê cần chuẩn bị sẵn một chai rượu thuốc để sử dụng trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt là khi gà gặp tình trạng đau chân, cơ và khớp thì rượu thuốc sẽ phát huy tác dụng tối đa. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để ủ rượu, trong đó phổ biến nhất là sử dụng tỏi hoặc rễ cây.
Thông thường, rượu sau khi ủ được khoảng 1 tháng là đã có thể sử dụng. Tuy nhiên, trước khi bôi rượu thuốc, gà cần được vệ sinh sạch sẽ phần chân. Tiếp đến, sư kê thoa rượu vào tay và bắt đầu chà mạnh kết hợp massage phần chân gà. Sau khi thực hiện khoảng 2 đến 3 ngày thì tình trạng đau chân của chiến kê sẽ thuyên giảm và trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.
Ngâm chân gà với nước ấm
Đây cũng là một trong những cách chữa gà bị đau chân được nhiều sư kê áp dụng. Với cách làm này, các cơn đau sẽ trở nên dịu nhẹ và phần máu bầm ở chân gà sẽ được lưu thông, giúp gà nhanh chóng phục hồi. Ngoài ra, sư kê nên ưu tiên ngâm chân gà vào các buổi trưa hoặc trước khi đi ngủ để gà luôn được khỏe khoắn.
Lời kết
Với những chia sẻ của Đá Gà Mạng ở bài viết trên, mong rằng anh em sư kê đã nắm được các cách chữa gà bị đau chân hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương và thời gian phát hiện mà tỉ lệ phục hồi sẽ nhanh hay chậm.