Có cách coi chân gà đá nào mà chỉ cần nhìn qua đặc điểm của chân có thể nhận biết được con nào đòn hay, đá tốt, con nào đòn xấu nên loại không? Tất nhiên là có rồi, bí kíp sẽ được các cao thủ của Đá Gà Mạng bật mí ngay sau đây, mời anh em cùng tham khảo.
Hướng dẫn cách coi chân gà đá cực chuẩn
Xem chân gà được coi là một trong các bước quan trọng để xác định xem chú gà đó có phải chiến kê xuất chúng, sở hữu các đòn cáo hay không. Trong cách coi chân gà đá này, ta sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như: Vảy, cựa, màu sắc của chân và những bộ phận khác nữa. Một chiến kê tốt cần phải đáp ứng được các yêu cầu cụ thể sau đây:
Chân gà có đầy đủ các bộ phận
Đầu tiên, chân gà của chiến kê cần có đầy đủ các bộ phận cơ bản gồm: Móng, cựa, vảy, ngón chân. Hãy chắc chắn rằng gà không bị khuyết bất cứ chi tiết nào để không gặp bất lợi khi tham gia thi đấu. Trong lịch sử có ghi nhận một số trường hợp chiến kê khiếm khuyết một vài bộ phận vẫn đá hay, nhưng số đó rất ít, rất hiếm.
Cách coi chân gà đá dựa vào hình dáng của chân
Với những anh em đá gà chuyên nghiệp, chắc ai cũng đều thuộc lòng câu ca dao: “Đầu công mình cốc cánh vỏ chai, chân dài quản ngắn chẳng sợ ai”. Đây chính là câu nói súc tích đúc kết kinh nghiệm chọn chiến kê của ông cha từ xa xưa.
Theo đó, những con có chân dài, quản ngắn sẽ có lợi thế rất lớn khi tham gia thi đấu. Bởi như vậy, các cú vung chân sẽ tạo được biên độ, lực đá tốt hơn nhiều so với các con có chân ngắn mà quản dài.
Cách coi chân gà đá dựa vào vảy
Để nhận biết được đâu là vảy tốt, vảy đẹp nên chọn, sư kê phải thực sự am hiểu về vấn đề này và có kinh nghiệm vì có rất nhiều loại vảy khác nhau, mỗi loại lại có những đặc điểm riêng rất khó nhớ được hết. Vảy ở chân sẽ sắp xếp theo một hướng nhất định, ứng với mỗi hướng chính là các kiểu vảy khác nhau. Nhưng hiện tại, rất khó để khẳng định được rằng chiến kê có vảy này sẽ đá hay hay không, mọi thứ tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến thức của mỗi sư kê mà thôi.
Xem màu chân gà chọi
Màu sắc của chân gà cũng là cơ sở quan trọng mà anh em cần lưu ý trong cách coi chân gà đá. Bởi người xưa đã có câu “Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua” để nói về vấn đề này. Theo đó, những con gà có màu ô kết hợp với chân trắng, mỏ ngà là những chiến kê đòn hay, đá giỏi. Tuy nhiên khi xem màu chân gà chọi ta còn cần phải đánh giá cùng với các đặc điểm khác nữa mới cho ra được nhận định chính xác nhất.
Theo kinh nghiệm của những người chơi đá gà lâu năm, dưới đây chính là màu sắc chân gà chọi đá hay mà anh em có thể tham khảo:
- Gà ô chân trắng
- Gà chọi chân chì
- Chọi bịp chân xanh
- Gà chọi chân 2 màu
- Gà xám chân trắng
- Gà xám chân vàng
- …
Cách coi chân gà đá dựa vào cựa gà chọi
Đây là yếu tố cuối cùng mà chúng ta cần quan tâm tới khi xem chân gà chọi. Những con có cựa dài thì phù hợp với đá cựa sắt. Cựa càng cứng, càng rắn chắc thì càng mang tới nhiều lợi thế khi thi đấu. Nhưng hiện nay ở các giải đấu đều có quy định về độ dài cựa. Những con có độ dài cựa ngang ngang nhau sẽ được ghép chạng với nhau. Vậy nên sư kê không cần quá quan trọng hóa vấn đề này.
Hướng dẫn cách coi chân gà đá cựa hiệu quả
Khi xem chân gà đá cựa sắt, điều mà người ta quan tâm nhất chính là phần vảy, mặt trước của vảy sẽ có một số dạng cơ bản:
- Vảy chạy từ ngón giữa tới đầu gối chính là hàng nội (hàng quách)
- Vảy chạy theo ngón ngoài chạy tới đầu gối ta gọi là hàng ngoại (hàng thành)
- Vảy chạy từ ngón thới lên chính là hàng thới
- Vảy lớn hơn nằm ở mặt sau được gọi là hàng hậu
- Vảy từ cựa chạy tới đầu gối chính là hàng bộ
- Một số chiến kê có thêm vảy chạy giữa hàng hậu và hàng bộ được gọi là hàng kẽm.
- Trong cách coi chân gà đá, phần vảy nhỏ lăn tăn chạy giữa hàng ngoại và hàng hậu lên tới đầu gối ta gọi là hàng biên.
Theo kinh nghiệm của các cao thủ đá gà, những chiến kê đá cựa sắt hay sẽ nhìn vào Bộ án – phủ – vấn và Bộ giáp.
Cách coi chân gà đá cựa sắt qua bộ Án – phủ – vấn
Đối với từng bộ chúng ta lại cần quan sát thật kỹ càng để nhận biết được đâu là chân gà đá hay nên chọn để đá cựa sắt.
Bộ án
Bộ này được đánh giá rất cao. Những chiến kê nào sở hữu bộ này nên cân nhắc trở thành gà chọi, gà đá. Trong bộ Án ta lại có các bộ nhỏ hơn đó là:
- Án thiên: Vảy này có phần vảy hàng nội và ngoại nằm đối diện nhau nhưng lại dính với nhau ở sát gối sau những vảy đệm.
- Án vân: Nó giống như án thiên nhưng lại nằm đằng sau Án thiên.
- Án tâm: Vảy này nằm đằng sau vảy án vân.
- Tam tài án thiên: Tổng hợp của cả 3 loại vảy nêu trên.
Bộ phủ địa và vấn cán
Trong cách coi chân gà đá cựa sắt, người ta nói rằng những ai sở hữu chiến kê có vảy thuộc 2 bộ này thực sự may mắn vì có thể chúng chính là những siêu chiến kê trong tương lai:
- Vảy phủ địa: Hình dáng của vảy này khá giống án thiên nhưng nằm ở vị trí sát các ngón chân.
- Tam tài phủ địa: Vảy này chính là sự kết hợp của 3 vảy phủ địa tạo nên.
- Vấn cán: Vảy này có vị trí trước, sau hoặc vảy thứ 4 từ trên xuống nhưng nếu phần vảy vấn cán nằm trên cưa thì không nên chọn.
- Vảy vấn sáo: Đây chính là loại vảy quý, chạy dọc từ gần bàn chân cho tới gối. Chiến kê nào sở hữu vảy này đá rất tinh khôn, ra đòn có độ chuẩn xác cao.
Cách coi chân gà đá tốt qua bộ vảy giáp
Khi soi qua bộ vảy giáp, tùy vào từng vị trí cụ thể mà ta có thể đánh giá được chiến kê nào là tốt và xấu như sau:
- Độc giáp: Vảy này khá to, nằm ở sát cựa thì đó là vảy tốt, còn nếu ở các vị trí khác thì không nên chọn.
- Liên giáp: Đây chính là 2 phần vảy dính lại với nhau, nếu vảy ở vị trí hàng nội hoặc vị trí thứ 4 từ gối xuống thì nên chọn.
- Đại giáp: Vảy này gồm 3 phần vảy dính lại với nhau và là vảy tốt nên chọn.
Lời Kết
Trên đây là cách coi chân gà đá tốt khá chuẩn mà các sư kê mới nhập môn có thể tham khảo. Hãy ghi nhớ thật kỹ những kiến thức này để có thể tìm được chiến kê ấn tượng, đòn hay đá tốt nhé!