Cách đúc gà chọi đúng kỹ thuật và các lưu ý cần nhớ

79 / 100 SEO Score

Cách đúc gà chọi không hề dễ. Muốn cho ra đời được những thế hệ gà chọi đá hay, sức khỏe tốt sư kê cần phải chú ý tới rất nhiều điều. Dưới đây, Đá Gà Mạng sẽ chia sẻ tới anh em cách đúc gà chuẩn rất đơn giản, dễ hiểu. Chắc chắn, đọc xong bài viết anh em sẽ biết mình nên làm gì để việc đúc gà đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách đúc gà chọi chuẩn – Chọn giống nòi gà khi đúc

Đầu tiên, muốn đúc gà thành công anh em cần chọn ra được những con gà bố mẹ tốt nhất, tuân thủ theo các quy tắc sau đây:

Cách đúc gà chọi
  • Gà bố mẹ phải không cùng huyết thống, không cận huyết, không cùng đàn để tránh gà con sinh ra bị dị tật.
  • Gà đúc phải có thể trạng tốt, dáng chắc khỏe, ít bị bệnh tật, có nhiều đòn hay, ưu tiên những con đã có thành tích tốt trong quá khứ. Nếu có vảy quý hiếm nữa thì càng tốt.
  • Trong cách đúc gà chọi, sư kê cần đặc biệt chú ý tới việc lựa chọn gà mái. Ưu tiên chọn những con mái có dòng gà rặc thuần chúng, bản tính hung dữ, gian xảo, trạng gà tốt, đề kháng tốt. Nếu gà đã từng đẻ ra những lứa gà chọi con ưu tú, đá hay thì càng nên ưu tiên.
Cách đúc gà chọi đúng kỹ thuật và các lưu ý cần nhớ 1

Ngoài ra, sư kê cũng cần lưu ý đặc điểm của những cá thể gà mái, gà trống để chọn đúc giống tốt nhất:

  • Ưu tiên chọn các con gà trống chui vỉa hoặc cựa cần thì thế hệ gà sau sẽ có lối đá hay.
  • Nếu chọn đúc giống là gà mái cần cựa, gà lối thì ưu tiên chọn những con dong dựng. Như vậy, thế hệ đời sau sẽ dễ được thừa hưởng lối đá đó.
  • Không nên chọn con trống và máu đều là gà lối vì sẽ sản sinh ra thế hệ gà con đá không hay.
Cách đúc gà chọi đúng kỹ thuật và các lưu ý cần nhớ 2

Cách đúc gà chọi – Chăm nuôi gà bố mẹ khi đúc

Khi đã chọn được những cá thể gà trống, mái đạt tiêu chuẩn để đúc giống. Tiếp đến sư kê cần phải chú ý tới quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng những con gà này để chúng phát triển tốt, sung mãn. Theo đó, khẩu phần ăn của gà phải đảm bảo 4 nhóm thức ăn: Thức ăn chính (thóc, lúa, có thể kết hợp với ngô), rau xanh, mồi tanh và các loại vitamin, thuốc bổ. Như vậy gà mới có đủ sức lực và thể trạng tốt nhất để đúc giống.

Cách đúc gà chọi đúng kỹ thuật và các lưu ý cần nhớ 3

Cách đúc giống gà chọi chuẩn với quy trình cụ thể

Thời điểm lý tưởng để cho gà trống đạp mái đó chính là sáng sớm hoặc là chiều. Nên ốp con trống và con mái với nhau từ 3 – 5 ngày. Khi gà mái đẻ được từ 4 – 6 trứng, nên tách con trống ra để gà mái chuẩn bị ấp.

Cách đúc gà chọi đúng kỹ thuật và các lưu ý cần nhớ 4

Trong cách đúc gà chọi, sư kê cũng cần đặc biệt lưu tâm tới cách đặt ổ để tăng tỷ lệ trứng ấp nở thành công đó là:

  • Lót ổ gà bằng rơm, cuộn tròn lại rồi làm trũng ở giữa để đảm bảo quá trình ấp gà giữ được nhiệt tốt nhất, tỷ lệ nở cao hơn.
  • Nên đặt ổ ở nơi chắc chắn, khô ráo, không ẩm thấp, không hút gió và không bị động vật tấn công.
  • Nếu trong quá trình ấp mà trứng bị vỡ, cần thay ổ mới để hạn chế ảnh hưởng tới những quả trứng còn lại. Sau khoảng 15 ngày kể từ lúc ấp trứng phải bắt đầu dọn dẹp vệ sinh ổ ấp trứng để gà chọi con ra đời thật khỏe mạnh, không bị nấm mốc.
Cách đúc gà chọi đúng kỹ thuật và các lưu ý cần nhớ 5

Lời Kết

Trên đây là cách đúc gà chọi cơ bản mà sư kê cần nắm được. Tóm lại, anh em nên chọn gà bố mẹ thật cẩn thận, xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất và đặc biệt chú ý tới khâu lót ổ, đảm bảo gà con sinh ra sẽ khỏe mạnh và thừa hưởng các gen trội của gà bố mẹ.