Trọn bộ bí kíp cách huấn luyện gà chọi, gà đá hiệu quả nhất

80 / 100 SEO Score

Những anh em nào mới tập tành nuôi gà chọi, chưa biết cách huấn luyện gà chọi, gà đá như thế nào cho hiệu quả thì đừng bỏ qua bí kíp dưới đây. Tất cả những kinh nghiệm tinh túy nhất liên quan tới chăm nuôi gà chọi sẽ được các cao thủ bật mí trong bài viết này của Đá Gà Mạng. Hãy theo dõi hết bài viết để nắm trọn các thông tin hữu ích, chăm gà đúng chuẩn, khỏe mạnh, đòn hay, đá tốt.

Cách huấn luyện gà chọi qua chế độ dinh dưỡng

Nếu như gà thịt, chúng ta chỉ cần cho chúng ăn thật nhiều để tăng trọng thì với gà đá, tăng cân thôi chưa đủ mà còn phải đảm bảo đủ chất để gà phát triển cơ, đá có lực và đạt thể lực sung mãn nhất. Dưới đây là những nhóm thức ăn không thể thiếu được trong khẩu phần ăn của gà chiến mà các sư kê mới nhập môn cần chú ý:

cách huấn luyện gà chọi

Thóc, lúa – Thức ăn chính của gà chọi

Thóc lúa chính là thức ăn hàng ngày không thể thiếu trong cách huấn luyện gà chọi. Nó không chỉ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu mà còn hỗ trợ phát triển cơ bắp, tăng khả năng chịu đòn cho gà rất tốt. Nhưng không phải cứ cho ăn bao nhiêu, ăn lúc nào cũng được. Sư kê nên chọn thóc chắc mẩy, không mọt mốc hoặc dính tạp chất cho gà ăn.

Trọn bộ bí kíp cách huấn luyện gà chọi, gà đá hiệu quả nhất 1

Lưu ý, cách huấn luyện gà chọi thông qua dưỡng chất từ thóc này, anh em nên ngâm thóc qua nước rồi mới cho gà ăn. Một phần vừa để thóc sạch hơn, không dính bụi bẩn, một phần giúp hạt thóc mềm, hỗ trợ gà tiêu hóa tốt hơn. Tuyệt đối không để gà ăn thóc ngâm đã mọc mầm kẻo bị ngộ độc.

Rau xanh – Nguồn thức ăn giàu vitamin và khoáng chất

Thêm một cách huấn luyện gà chọi bằng dinh dưỡng nữa mà sư kê cần lưu ý đó chính là bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày của gà. Khi trưởng thành, ngoài thóc lúa ra gà còn cần ăn thêm rau xanh để đảm bảo đủ no, đủ chất mà lại không lo tăng cân không kiểm soát.

Trọn bộ bí kíp cách huấn luyện gà chọi, gà đá hiệu quả nhất 2

Một số loại rau xanh rất tốt cho gà chọi mà sư kê cần biết đó chính là: Cà chua, xà lách, giá đỗ, rau muống, cà chua… Lưu ý, cà chua nên cho gà ăn khi đang thay lông vì nó sẽ giúp lông mới của gà mọc lên mượt hơn, dày và bóng hơn nhưng đừng cho ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Mồi tanh – Cách huấn luyện gà chọi sung mãn

Chắc chắn rồi, mồi tanh là loại thức ăn không thể thiếu của gà chọi. Mặc dù chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong khẩu phần ăn của gà, nhưng nó đặc biệt quan trọng. Những loại mồi tanh mà sư kê nên sử dụng cho gà đó là:

  • Sâu superworm: Thức ăn này có tác dụng thúc đẩy quá trình ra lông, tăng sự hưng phấn cho gà khi thi đấu.
  • Thịt bò: Tăng cường máu cho gà rất tốt, nên dùng khi gà vừa ốm dậy hoặc cần tăng cường cơ bắp.
  • Lươn, trạch: Rất bổ máu.
  • Tôm, tép: Giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Dế: Giúp làm ấm cơ thể, nên cho gà ăn vào mùa lạnh.

Bên cạnh đó, anh em nhớ bổ sung thêm một vài phụ gia khác như tỏi, gừng để hỗ trợ tiêu hóa và giữ ấm cho chiến kê vào mùa đông.

Trọn bộ bí kíp cách huấn luyện gà chọi, gà đá hiệu quả nhất 3

Cách huấn luyện gà chọi qua cách chăm sóc

Ở trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn anh em cách chăm sóc gà chọi ở giai đoạn: Trước và sau khi thi đấu như sau:

Giai đoạn trước khi thi đấu

Trước khi gà lên sàn thi đấu tầm 10 ngày, sư kê có thể áp dụng cách huấn luyện như sau:

  • Sáng: Cho gà uống nước vào sáng sớm lúc khoảng 3 – 4 giờ. Như vậy chiến kê sẽ không bị mất sức, mất nước, tăng sức bền hiệu quả. Tới khoảng 5h sáng thì cho gà tắm sương. Khi trời tối thì treo khăn mặt ở ngoài sân, sau đó lấy chiếc khăn ấy lau mặt cho gà, vắt lấy vài giọt cho gà uống. Khi lau xong, vảy ít rượu trắng để cơ thể gà ấm lên, khí huyết lưu thông tốt hơn.
  • Chiều: Tầm 5h chiều cho gà đi phơi nắng và cũng vẩy ít rượu lên chân gà, xoa bóp nhẹ nhàng.
Trọn bộ bí kíp cách huấn luyện gà chọi, gà đá hiệu quả nhất 4

Giai đoạn sau khi thi đấu

Sau khi gà thi đấu về, ít nhiều gì cũng sẽ bị thương nên sư kê cần kiểm tra tình trạng của chiến kê một cách tốt nhất. Với những vết thương bị chảy máu, nên tiến hành cầm máu, băng bó cẩn thận. Còn với các vết thương nội, các vết bầm, ta nên xoa bóp thường xuyên để cho máu bầm tan hẳn.

Trong cách huấn luyện gà chọi, các sư kê lâu năm cũng khuyên rằng nên dành thời gian cho gà nghỉ ngơi lấy lại sức. Không cho tập luyện ngay sau khi đá về có thể khiến gà bị hư.

Cách huấn luyện gà chọi qua phương pháp tập

Đối với gà chiến, để gà có thể nâng cao thể lực, đá mạnh mẽ hơn thì ngoài việc chú ý tới dinh dưỡng, sư kê cũng cần đặc biệt lưu tâm tới các phương pháp tập luyện. Một số bài tập quen thuộc  như: Vần hơi, vần đòn, chạy lồng, chuồng bay – chuồng quầng… Để việc tập luyện này mang tới kết quả tốt nhất, sư kê cần lên kế hoạch chi tiết về thời gian, tần suất luyện tập cho gà.

Trọn bộ bí kíp cách huấn luyện gà chọi, gà đá hiệu quả nhất 5

Hãy bắt đầu từ các bài tập dễ rồi mới tới khó. Ban đầu mới tập có thể gà sẽ nhanh bị đuối sức, nhưng sau 1 tuần – 2 tuần chúng dần thích nghi và có thể kéo dài thời gian tập luyện hơn. Vậy nên anh em cần kiên trì rèn luyện, chớ dục tốc bất đạt.

Lời Kết

Trên đây là cách huấn luyện gà chọi, gà đá khá chi tiết mà sư kê mới tập tành chơi đá gà có thể tham khảo. Mong rằng những kiến thức này đã giúp anh em tự tin hơn trong việc huấn luyện gà chiến của mình để sở hữu những chiến kê chất lượng nhất trên sàn đấu.