Không phải ai cũng biết cách nuôi gà chọi con đúng kỹ thuật, khỏe mạnh và mau lớn, đặc biệt là những anh em sư kê mới nhập môn, kinh nghiệm còn non. Vậy làm sao để gà chọi con phát triển tốt nhất, khỏe mạnh, giảm tỷ lệ bị chết trong giai đoạn đầu đời này? Hãy cùng tham khảo bí kíp chăm nuôi gà chọi cực hay mà Đá Gà Mạng chia sẻ sau đây, đảm bảo gà sinh trưởng, phát triển tốt, trở thành những chiến kê chất lượng.
Chọn giống gà con chất lượng
Đầu tiên, muốn áp dụng cách nuôi gà chọi con mau lớn, khỏe mạnh, đầu tiên phải chọn được những chú gà chọi con thật kỹ càng. Ưu tiên chọn những con gà có bố mẹ khỏe mạnh, cứng cáp, bền bỉ và máu chiến. Như vậy thế hệ gà con cũng sẽ được thừa hưởng những đặc tính trội đó.
Cách nuôi gà chọi con theo từng giai đoạn
Đối với từng giai đoạn phát triển, chúng ta sẽ có cách nuôi gà chọi con khác nhau về mặt dinh dưỡng, tiêm phòng lẫn huấn luyện:
Giai đoạn gà con vừa mới nở
Thời điểm này, người nuôi phải đặc biệt chú ý tới nguồn nhiệt và nước uống. Bởi đây là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống còn của gà con. Ưu tiên cho gà ở khu vực kín gió, nhiệt độ phù hợp với thân thiệt, có đèn chiếu sáng, điện sưởi đầy đủ. Có thể trải trấu ở dưới, bố trí thêm một bóng đèn trung tâm ở gần sát nền để sưởi ấm cho gà. Trấu lót nền nên thay hàng ngày nếu nuôi số lượng lớn, còn số lượng nhỏ thì 2 – 3 ngày thay/ lần. Bên cạnh đó, phải lưu ý tới chuột và động vật nuôi có thể cắn gà, quây chuồng nuôi úm thật cẩn thận.
Thêm một điều nữa trong cách nuôi gà chọi con mà sư kê cần nắm được đó chính là bổ sung nước uống pha với các chất úm gà hiệu quả, có vitamin, đường Glucose. Thức ăn chủ yếu lúc này của gà là các loại cám công nghiệp nghiệp, đầy đủ dưỡng chất, dễ tiêu hóa.
Giai đoạn tháng đầu tiên
Sau giai đoạn non nớt nở được một vài ngày, ta sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2. Trong giai đoạn này, cách nuôi gà chọi con sẽ được phân chia thành từng mốc như sau:
Tuần đầu tiên, cho gà ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như: Cám công nghiệp. Không cho ăn thức ăn cứng như thóc hoặc mồi tanh như thịt, trứng…
- Tuần thứ 2: Vẫn cho gà ăn cám công nghiệp, nhưng có thể cho ăn thêm rau xanh băm nhỏ, gạo thóc xay nhằm giúp gà chọi con mau lớn hơn.
- Tuần thứ 3: Lúc này, gà bắt đầu ra lông nên cách nuôi gà chọi con cũng sẽ khác một chút, chúng cần nhiều dinh dưỡng hơn, nên bổ sung thịt, cá với tần tuần khoảng 1 – 2 ngày/ lần.
- Tuần thứ 4: Gà lúc này đã có vẻ cứng cáp hơn, ta có thể thả rông chúng ở các khu vực đã vây sẵn để kích thích kỹ năng săn tìm mồi của chúng. Nên bổ sung thêm đồ ăn vào các khung giờ đã định.
Người nuôi cũng cần lưu ý, bổ sung vacxin, thuốc để ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở gà con trong tháng đầu tiên này. Tùy từng loại thuốc mà có thể tiêm hoặc cho uống đều được.
Giai đoạn gà từ 2 – 5 tháng tuổi
Đây chính là thời điểm gà con có sự phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn tới thể trạng, ngoại hình khi trưởng thành. Những con gà trống bắt đầu trổ mã, học gáy. Gà mái đã xuất hiện buồng trứng. Vậy nên, cách nuôi gà chọi con lúc này cũng sẽ có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước. Người nuôi nên cho chúng ăn đa dạng nhóm thức ăn hơn, bổ sung thêm vitamin, canxi cho gà.
Từ 2 – 5 tháng tuổi, thức ăn chính của chúng vẫn là thóc, nhưng cần sàng lọc kỹ để loại bỏ hạt lép, hạt kém chất lượng. Cùng với đó, bổ sung thêm vitamin, đạm như thịt lợn nạc xay, thịt bò xay và một số thực phẩm nhiều dầu như đỗ, lạc để gà chọi con có lông bóng mượt hơn.
Giai đoạn gà được 6 tháng tuổi trở lên
Thời điểm này, gà chọi con đã định hình form dáng và đòn thế cơ bản. Vậy nên ngoài chế độ dinh dưỡng ra, trong cách nuôi gà chọi con 6 tháng tuổi trở lên, sư kê cần chú trọng tới việc luyện tập và chăm sóc nữa.
Khẩu phần ăn ở giai đoạn này cũng giống như giai đoạn 2 – 5 tháng, vẫn là bổ sung dinh dưỡng từ mồi, thịt tươi nhưng định lượng nhiều hơn một chút, bởi gà cần luyện tập cường độ cao. Ngoài ra, sư kê cũng nên om bóp gà bằng nghệ, rượu hoặc những chất khác. Áp dụng các bài tập quần bội, vần hơi, vần đòn để tăng sức khỏe, thể lực cũng như sự dẻo dai cho gà chọi con. Đan xen các bài tập như vậy và dành thời gian từ 3 – 5 ngày cho gà nghỉ ngơi. Tập xong, cần vệ sinh sạch sẽ, vỗ đờm để tránh cho gà mắc các bệnh hô hấp, khò khè, mốc trắng rất hay gặp.
Bật mí cách chọn gà chọi con khỏe mạnh, dễ nuôi
Chọn lọc gà con bước đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó giúp người nuôi sàng lọc ra được những con khỏe nhất, nhanh nhẹn nhất, đồng thời phân biệt được trống mái từ đầu. Trên cơ sở đó thiết lập cách nuôi gà chọi con hợp lý nhất. Khi chọn gà con, sư kê cần cân nhắc dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Với gà con vừa mới nở, tiến hành lật hậu môn của gà ra xem. Nếu hậu môn có nốt to nổi lên trông như hạt gạo, rất có thể là gà trống. Không có hoặc bị lõm vào thì khả năng cao là gà mái.
- Bên cạnh đó, ta có thể phân biệt trống mái bằng cách nắm vào cổ của gà. Cầm cổ gà lên, con gà nào duỗi thẳng chân ra thì sẽ là gà trống, còn co lên gạt gạt thì là gà mái. Đây là cách chọn gà theo phản ứng bản năng của từng giới tính.
- Thêm một cách nuôi gà chọi con khá thú vị nữa giúp sư kê nhận biết trống mái cực chuẩn đó chính là cho gà nằm ngửa trên lòng bàn tay, con nào đạp liên tục rồi ngừng thì đó là gà mái. Còn con gà trống sẽ đạp liên hồi và không ngừng nghỉ.
- Cuối cùng, kiểm tra lông gà vài ngày sau khi nở. Với gà trống con, lông sẽ mọc đều nhưng gà mái sẽ có lông mọc dài ngắn xen kẽ lẫn nhau. Khi xòe cánh ra, gà trống sẽ có 2 lớp lông, trong khi đó gà mái lại chỉ có một lớp duy nhất.
Những điều cần lưu ý trong cách nuôi gà chọi con
Cách nuôi gà chọi con sẽ có sự khác biệt khá nhiều so với gà trưởng thành. Chính vì thế, sư kê cần chú trọng tất cả các khâu, cụ thể như sau:
Cách nuôi gà chọi con – Chọn thức ăn
Xây dựng thực đơn theo khẩu phần ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gà. Chẳng hạn với gà chọi con mới nở, chỉ nên cho ăn cám, gạo, không nên cho ăn thóc hoặc mồi tanh. Những thức ăn mới khi muốn bổ sung thêm cho gà ăn, cần phải điều chỉnh với liều lượng từ từ, quan sát phản ứng của gà để có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, nên cho gà ăn thêm rau xanh, cung cấp thêm dưỡng chất để tốt nhất cho hệ tiêu hóa của gà. Lưu ý, rau nên băm nhỏ để gà dễ tiêu hóa.
Thời gian cho ăn
Trong cách nuôi gà chọi con, sư kê cũng cần đặc biệt lưu ý thời gian cho ăn. Bởi đây chính là mốc thời gian giúp gà hình thành thói quen ngay từ ban đầu. Nên để hai mốc thời gian bữa chính cho gà chọi con đó là sáng và chiều. Sáng là lúc năng lượng gà tốt nhất, dễ hấp thu dưỡng chất nhất. Còn buổi chiều là lúc dưỡng chất tích lũy, dự trữ cho gà trong khoảng thời gian ngủ. Với gà chọi con vẫn ở cùng mẹ, chúng sẽ đi kiếm ăn theo mẹ, theo đàn. Còn nếu tách riêng thì phải chia thành từng cột mốc như đã nói ở trên.
Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà
Thêm một yếu tố nữa cần đặc biệt lưu tâm trong cách nuôi gà chọi con đó chính là tiêm phòng vacxin cho gà. Bởi trong quá trình phát triển của mình, gà luôn có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh khác nhau. Chẳng hạn như: Bại liệt, hen, Newcastle, đậu mùa… ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển. Vậy nên, sư kê cần tiến hành tiêm, cho gà uống vacxin đầy đủ ngay từ ban đầu để tăng cường đề kháng cho chúng.
Bổ sung cho gà các loại thức ăn chứa Vitamin và khoáng chất
Những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe của chiến kê mà ta cần kể đến đó là: Thịt nạc, lươn, cá chép, thịt bò… Ngoài ra còn có các sản phẩm thuốc, vitamin chuyên dụng nữa.
Môi trường sống của gà con
Cách nuôi gà chọi con mau lớn có bài bản thế nào đi chăng nữa mà môi trường sống không đảm bảo cũng sẽ không mang lại hiệu quả tốt được. Vì thế, khu vực nuôi nhốt gà con phải được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát và rộng rãi. Nên tận dụng nguồn sáng tự nhiên của mặt trời để gà chọi con chắc xương, tăng đề kháng.
Lời Kết
Đó là cách nuôi gà chọi con mau lớn, khỏe mạnh, phát triển tốt đã và đang được nhiều sư kê áp dụng, mang tới hiệu quả cao. Anh em có thể tham khảo và áp dụng vào việc chăn nuôi chiến kê của mình để có được những lứa gà chọi chất lượng, khỏe mạnh, đòn lối tốt.