Gà tre là một giống gà nhỏ con nhưng vô cùng máu chiến. Chúng thường xuyên xuất hiện trong các trận đá gà đỉnh cao. Thế nhưng không phải sinh ra chúng đã đá hay, đòn tốt, tất cả là do cách chăm sóc và huấn luyện của chủ kê. Nếu anh em nào chưa biết cách nuôi gà tre đá có lực sao cho đúng, giúp chiến kê luôn đầy pin khi thi đấu. Hãy theo dõi hết bài viết dưới đây của Đá Gà Mạng, tất tần tật những thông tin liên quan tới vấn đề này sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây.
Quy trình cách nuôi gà tre đá có lực theo từng giai đoạn
Trong mỗi giai đoạn phát triển của gà, cách nuôi cũng sẽ có sự khác nhau về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và huấn luyện. Cụ thể như sau:
Cách nuôi gà tre đá có lực khi còn nhỏ
Thời điểm này, ngoài việc cho gà ăn đủ thức ăn chủ đạo là cám công nghiệp, sư kê cũng nên bổ sung vitamin, khoáng chất để gà có được sự phát triển tốt nhất, tăng đề kháng và sung mãn. Những ngày trời lạnh nên có thêm đèn sưởi để gà ấm áp, tránh mắc các bệnh về hô hấp.
Máng ăn, máng uống của gà phải bố trí ở nơi thuận tiện. Lượng thức ăn, nước uống cũng chỉ để ở mức vừa đủ, tránh lãng phí, kích thích gà ăn uống thoải mái. Bên cạnh đó, có thể cho gà bổ sung thêm vitamin B1, B12 để tăng đề kháng, tránh ốm vặt trong giai đoạn này.
Cách nuôi gà tre đá có lực giai đoạn gà tơ
Gà tầm 6 – 7 tháng tuổi là giai đoạn gà tơ, bắt đầu có được sự sung mãn và khỏe mạnh nhưng chúng vẫn còn non về khả năng thi đấu. Vậy nên, muốn gà con đá có lực ở giai đoạn này, anh em nên cho chúng tập các bài về sức bền, thể lực, sự dẻo dai và kết hợp chế độ dinh dưỡng riêng như sau:
Khi được 6 – 7 tháng tuổi, không cho gà ăn cám công nghiệp nữa, thay vào đó cho chúng ăn những đồ ăn khác giàu dưỡng chất hơn: Thóc/ lúa, rau xanh (giá đỗ, rau muống, xà lách…), mồi tanh (thịt bò, thịt lợn nạc, lươn trạch, sâu super worm…) với lượng phù hợp. Vẫn cho gà uống vitamin B1, B12 để tăng đề kháng, tránh mắc bệnh.
Cách nuôi gà tre đá có lực giai đoạn gà tơ này, anh em cũng bắt đầu cho chúng tập luyện các bài cơ bản: Quần sương, tắm nắng, quần bội, vần hơi, vần đòn, om bóp vào nghệ… Nhưng chỉ tập nhẹ nhàng thôi, nên dành thời gian để gà nghỉ ngơi nữa, tránh ép gà tập quá nhiều sẽ khiến chúng nhát đòn, bị rót.
Cách nuôi gà tre đá có lực giai đoạn thi đấu
Thi đấu là thời điểm quan trọng mà gà cần phải được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để đạt được thể lực sung mãn và máu chiến. Lúc này, nên cho gà ăn thêm trứng cút, sâu super worm, lươn trạch với tần suất 2 ngày/ lần. Cùng với đó là tăng cường rau xanh, giá đỗ và các vitamin như trên.
Mỗi ngày cho gà ra sân tắm nắng từ 8 – 9h sáng. Thêm nữa, xổ gà định kỳ 2 lần/ tuần, kết hợp om bóp vào nghệ để gà săn chắc, khỏe mạnh và cứng cáp hơn. Hàng tuần phun rượu vào 2 bên cánh định kỳ 2 lần/ tuần và cho gà uống nước vào 10h tối.
Tóm lại, cách nuôi gà tre đá có lực không khó, nhưng phải kết hợp cả dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và huấn luyện một cách bài bản. Như vậy chiến kê mới có đủ lực để đi thi đấu và giành chiến thắng.
Những điều cần lưu ý trong cách nuôi gà tre đá có lực
Việc gà tre đá có lực hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan. Muốn gà khỏe mạnh, sung mãn, ngay từ khâu chọn giống, chăm nuôi ban đầu anh em đã phải đặc biệt lưu ý.
Chọn giống gà tre
Yếu tố nòi giống, tông dòng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, sức bền và khả năng thi đấu của chiến kê. Vậy nên, ưu tiên chọn gà bố mẹ theo các tiêu chí sau:
- Gà mái tre: Chọn những con khỏe mạnh, hung dữ, có sự gian xảo, quỷ quyệt. Chúng sẵn sàng gây hấn với các con gà khác để bảo vệ con của mình. Đó chính là những con gà mái chất lượng không nên bỏ lỡ.
- Gà trống tre: Trong cách nuôi gà tre đá có lực, sư kê nên ưu tiên chọn gà trống bố có ngoại hình đẹp, chắc chắn, xương cốt to khỏe, đòn đá hiểm, sức bền cao, nếu có các thành tích ấn tượng trong quá khứ thì càng tốt.
Nhưng lưu ý, gà bố mẹ phải không cùng đàn, tránh tình trạng lai cận huyết xảy ra có thể khiến gà con bị dị tật. Không chọn gà quá già hoặc quá non, tầm từ 1 – 3 tuổi là tốt nhất.
Chế độ tập luyện
Như đã nói ở trên, trong cách nuôi gà tre đá có lực, chế độ tập luyện đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới sức bền và khả năng thi đấu của gà sau này. Khi gà được tầm 7 tháng tuổi, nên tách riêng ra khỏi đàn để chăm sóc. Nuôi riêng ra một chuồng hoặc bội đều được. Như vậy gà sẽ không cản mái, không đá lộn với những con khác, tránh bị mất sức, hư gà.
Từ 7 – 9h sáng hàng ngày mang gà ra phơi nắng. Thời gian có thể sớm hoặc muộn hơn một chút tùy vào từng điều kiện thời tiết cụ thể. Khi gà phơi nắng xong, cho chúng nghỉ ngơi 15 phút rồi tắm.
Cũng trong cách nuôi gà tre đá có lực, trước khi đi thi đấu từ 2 – 4n tuần nên xổ gà định kỳ 2 – 3 ngày/ lần để tăng sức bền, sự dẻo dai. Đừng quên om bóp vào nghệ để gà săn chắc, cứng cáp hơn. Chỉ cần giã nhuyễn nghệ tươi, trộn với một ít rượu trắng và thoa lên các vùng da không lông của chiến kê là được. Nhưng đa phần gà tre dùng để đá cựa sắt nên cách này cũng không quá quan trọng.
Ngoài ra, có thể cho gà quần bội, vần hơi, vần đòn để tăng sức bền, độ hung hăng cũng như thể lực cho gà chiến. Lưu ý, quấn cựa, bịt mỏ thật kỹ càng để tránh chúng gây thương tích cho nhau.
Khi tập luyện, nếu thấy gà bị cựa đâm trúng bị phù mình, phù đầu thì cần lấy sạch phù, cho chúng uống thuốc đầy đủ kịp thời. Đắp khăn nóng vào chỗ vết thương để gà đỡ đau. Cùng với đó, cho gà nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn thức ăn mềm, đồ đã nấu chín để gà tiêu hóa tốt hơn.
Khẩu phần ăn phù hợp
Những thức ăn như rau xanh, đồ tươi vẫn cần được kết hợp với nhau một cách phù hợp. Tùy vào tình trạng sức khỏe của gà mà ta có thể điều chỉnh chế độ ăn như sau:
- Với gà tre bị ốm, thiếu cân thì có thể cho chúng ăn 4 bữa/ ngày.
- Với những con có thể trạng mập, thừa cân thì chỉ cho ăn 2 bữa/ ngày, giảm đồ tanh, tăng lượng rau xanh lên.
Lời Kết
Trên đây là cách nuôi gà tre đá có lực khá hiệu quả đã được các cao thủ đá gà lâu năm chia sẻ lại. Mong rằng những thông tin đó đã giúp anh em sư kê mới nhập môn có thêm kinh nghiệm để nuôi dưỡng, huấn luyện chiến kê của mình thành công, bất bại khi lên sàn đấu.