Gà bị chướng diều khô chân là một trong những vấn đề phổ biến và thường gặp ở gà chọi. Tình trạng này không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho người nuôi mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của gà chọi. Bài viết sau đây của Đá Gà Mạng sẽ chia sẻ chi tiết về tình trạng chướng diều khô chân ở gà chọi và phương pháp điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra tình trạng gà bị chướng diều khô chân
Gà chọi bị chướng diều khô chân có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng chướng diều khô chân xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà. Ở từng độ tuổi, gà sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Do đó, người nuôi cần tìm hiểu kỹ lưỡng các nguyên nhân gây bệnh để có các biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.
Gà bị chướng diều khô chân ở giai đoạn mới nở
Ở giai đoạn này, nếu gà gặp phải tình trạng chướng diều khô chân thì nguyên nhân hàng đầu là do mật độ úm gà trong chuồng không được đảm bảo. Khi gà phải sống trong môi trường chen chúc nhưng không được vệ sinh và dọn chất thải thường xuyên thì khả năng cao dễ mắc bệnh. Trường hợp nhiệt độ úm trong chuồng quá cao cũng có thể khiến gà bị mất nước.
Trong một số trường hợp, cũng có thể là do người nuôi không cung cấp đủ lượng nước uống hàng ngày hoặc máng nước được thiết kế không thuận tiện để gà uống nước. Khi thiếu nước trầm trọng, chân của gà có thể bị khô lại, nếu để lâu sẽ lây lan sang nhiều cá thể khác và chết hàng loạt.
Giai đoạn trưởng thành
Bước sang độ tuổi trưởng thành, tình trạng gà bị chướng diều khô chân cũng xảy ra rất phổ biến. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do một số bệnh lý thường gặp ở gà như bạch lỵ, trùng huyết, Newcastle hay thương hàn,…
Ở từng loại bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của chúng là đều khiến gà bị mất nước, khô chân và khó khăn trong việc di chuyển. Bên cạnh đó, gà chọi bị chướng diều và khô chân có thể do thiếu hàm lượng chất xơ, ăn uống không kiểm soát dẫn đến bội thực.
Dấu hiệu phổ biến của gà bị chướng diều khô chân
Gà bị chướng diều và khô chân sẽ thường xuất hiện một số dấu hiệu cụ thể như sau:
- Gà bị mất nước do không được điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng chán ăn và bỏ ăn.
- Gầy gò, sụt cân, dáng đi loạng choạng và không còn vững. Gà bị bệnh thường ủ rủ tại một chỗ cố định.
- Lông gà trở nên xơ xác, không còn mượt mà và bóng bẩy mà đóng lại thành từng cục.
- Mắt thường xuyên trong tình trạng lờ đờ, nhắm nghiền và không còn linh hoạt.
- Gà bệnh nặng dẫn đến tình trạng chết hàng loạt.
Phương pháp điều trị gà bị chướng diều khô chân hiệu quả
Bệnh chướng diều và khô chân khá phổ biến ở các giống gà, do đó người nuôi cần phải “bỏ túi” nhiều phương pháp điều trị. Dưới đây là một số cách điều trị chướng gà khô chân ở gà hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Sử dụng một số loại thuốc
Trong trường hợp gà mắc bệnh nấm ở diều hoặc một số bệnh liên quan đến đường ruột thì người nuôi có thể tiến hành cho gà uống các loại thuốc kháng sinh như Mekosal, Mekozym hòa tan cùng với nước. Tuy nhiên phương pháp này được áp dụng hiệu quả chủ yếu ở gà con.
Bên cạnh đó, tỏi cũng được biết đến là một bài thuốc dân gian có tác dụng chữa chướng diều ở gà hiệu quả. Tỏi có thể giã nhuyễn và trộn với thức ăn cho gà. Bên cạnh hiệu quả tốt cho hệ tiêu hóa thì tỏi còn có tác dụng vượt trội trong việc ngăn ngừa các bệnh vặt ở gà.
Chữa gà bị chướng diều khô chân bằng các phương pháp thủ công
Khi gà gặp phải tình trạng chướng diều khô chân, người nuôi có thể áp dụng một số biện pháp thủ công như sau:
- Châm nước: Sử dụng các ống tiêm đã được bơm nước và đưa vào miệng gà, hạn chế để nước chảy đến các lỗ thở của gà. Phương pháp này nên được thực hiện bởi những người nuôi có kinh nghiệm để tránh tình trạng gà bệnh nặng hơn.
- Massage diều cho gà: Sau khi bơm nước, bạn tiếp tục thực hiện massage phần diều của gà. Đây là cách giúp kích thích hệ tiêu hóa cho gà hiệu quả nhất. Để thuận tiện nhất cho việc massage và hạn chế thức ăn đi ngược vào trong thì bạn nên để gà nằm ngửa. Trong trường hợp gà thở gấp thì tiến hành lật lại để gà bình thường rồi tiếp tục xoa bóp.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chướng diều khô chân ở gà
Để có thể phòng ngừa tình trạng chướng diều khô chân xuất hiện ở gà chọi, người nuôi cần lưu ý một số điều sau:
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, sát trùng để đem đến không gian sống thoáng mát, sạch sẽ và thoải mái nhất cho gà.
- Sử dụng các loại vỏ trấu, mùn cưa làm chất độn chuồng để hạn chế tối đa mầm bệnh ở gà.
- Đảm bảo nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa, tránh bội thực.
Với những thông tin về gà bị chướng diều khô chân của Đá Gà Mạng hy vọng anh em sẽ có nhiều kiến thức bổ ích trong việc chăm nuôi gà chọi. Việc tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh sẽ giúp anh em chủ động hơn trong chăn nuôi.