Gà rừng đá cựa sắt là giống gà được nhiều sư kê săn đón nhất hiện nay vì đá gà cựa sắt đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ngay bây giờ, các bạn hãy theo chân chúng tôi đi tìm hiểu về gà rừng đá cựa sắt cũng như cách để nuôi chúng sao cho phát huy tối đa hiệu quả nhất.
Đặc tính của gà rừng đá cựa sắt
Gà rừng đá cựa sắt là những con gà sống trong rừng từ nhỏ hoặc có giống nòi từ gà rừng nhưng được người dân đưa về thuần hóa và nuôi dưỡng. Tuy sống ở gia đình nhưng chúng vẫn giữ bản chất tính cách cũng như lối chơi đá chọi hoang dã, mãnh liệt.
Bởi khi sống trong rừng, giống gà này đã được hình thành tính cách hung hăng, dữ tợn để săn mồi cũng như bảo vệ lãnh thổ, gia đình của mình. Tính cách này giúp gà rừng đá cựa sắt luôn cảm thấy tự tin trước đối thủ và sẽ dễ dàng hạ gục đối thủ một cách nhanh chóng.
Còn về lối đá chọi, gà rừng đá cựa sắt được nhiều chuyên gia đánh giá cao với khả năng quan sát và tấn công. Trước bất kì một đối thủ nào, chúng không bao giờ nhảy bổ ngay lập tức để chiến đấu mà quan sát thật kỹ càng.
Có thể nói gà rừng đá cựa sắt là giống gà có lối chơi đá chọi vô cùng thông minh, có chiến lược hiệu quả nên tạo ra những trận đấu hết sức cuốn hút, mãn nhãn. Nói chung, chúng ta có thể kết luận về đặc điểm đá chọi và tính cách của gà rừng đá cựa sắt trong 6 điều sau đây:
- Khả năng quan sát tốt
- Khả năng chịu đòn tốt
- Dũng cảm, gan lì trước mọi đối thủ
- Tinh thần hiếu chiến cao
- Cơ thể linh hoạt, nhanh nhẹn
- Không bao giờ bỏ chạy khi đối thủ nặng ký hơn
Tiếp đến để giúp các bạn dễ dàng nhận biết chính xác về gà rừng đá cựa sắt hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ một số đặc điểm nổi bật của giống gà này ngay dưới đây.
Đặc điểm ngoại hình để nhận dạng gà rừng đá cựa sắt
Dưới đây là những đặc điểm cơ bản nhất giúp các bạn có thể dễ dàng phân biệt được gà rừng đá cựa sắt với các giống gà khác.
- Gà rừng đá cựa sắt có trọng lượng chỉ dao động từ 1 đến 1,5 kg.
- Những con trống có màu sắc của bộ lông sặc sỡ hơn giống gà mái
- Gà rừng đá cựa sắt có thân hình săn chắc, cao, dài.
- Đôi mắt của chúng toát lên vẻ lanh lợi, tinh tường nhưng cũng rất sắt đá.
Tiếp đến, chuyên gia nuôi gà đá chọi của chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về bí quyết chăm sóc là rừng đá cựa sắt hiệu quả.
Những điều cần biết khi chăm sóc và huấn luyện gà rừng đá cựa sắt
Cách nuôi dưỡng gà rừng bằng phương pháp thả rông
Do gà rừng từ lâu đã quen sống trong môi trường tự nhiên hoang dã nên chúng cảm thấy thoải mái hơn nếu được thả tự do đi lại. Tuy nhiên chỉ nên thả rông gà khi nào đã đủ 1 tháng tuổi để đảm bảo đủ lông đủ cánh cho việc kiếm mồi tự do.
Nuôi gà rừng tự do như vậy cũng giúp các sư kê tiết kiệm chi phí thức ăn hơn. Nhược điểm của việc nuôi thả này là gà có thể không có đủ lương thức ăn cần thiết mỗi ngày và bị con vật khác ức hiếp.
Địa điểm lý tưởng nhất để nuôi thả gà rừng đá cựa sắt ra những vườn nhà hoặc đồi núi, tránh những con vật hung dữ xung quanh. Các bạn cũng cần lưu ý quan sát các hoạt động của chúng để xem có thích nghi với môi trường sống đó không.
Biện pháp nuôi gà rừng đá cựa sắt trong chuồng
Với những con gà rừng chưa đủ 1 tháng tuổi hoặc đã đủ rồi nhưng bản tính nhút nhát, sức khỏe không tốt thì tốt nhất các bạn nên nuôi nó ở trong chuồng hoặc trong lồng. Tuy nhiên cần lưu ý bố trí chỗ ở cho gà sao cho có đủ ánh sáng thích hợp chiếu vào, không khí trong lành, tránh ẩm thấp.
Đặc biệt, các bạn nên vệ sinh chuồng gà thường xuyên để tránh sự phát triển và lây lan của vi khuẩn từ phân gà. Mặc dù nuôi gà ở trong chuồng khiến chúng không phát triển cơ bắp so với thả rông và dễ mất đi bản tính hoang dã vốn có nhưng lại có thể kiểm soát được sức khỏe hàng ngày.
Điều này giúp các sư kê phát hiện bệnh sớm và kịp thời chữa trị cho gà rừng đá cựa sắt.
Chế độ ăn uống và huấn luyện hợp lý cho gà rừng đá cựa sắt
Việc ăn uống của gà rừng đá cựa sắt cũng rất đơn giản. Các bạn chỉ cần bổ sung những thức ăn cần thiết, có đủ các thành phần dinh dưỡng hàng ngày cho chúng như thóc, thịt bò, giun,… Việc luyện tập cho gà nên được duy trì đều đặn và phù hợp với khả năng của mỗi con.
Trên đây là những kiến thức về gà rừng đá cựa sắt mà Đá Gà Mạng muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng những gợi ý trên của chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các bạn phần nào trong việc lựa chọn, chăm sóc và huấn luyện gà rừng.