Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo như thế nào đảm bảo hiệu quả là thắc mắc chung của rất nhiều nhà chăn nuôi. Đây là một giống gà quý, được rất nhiều người nuôi yêu thích bởi ngoại hình độc lạ và chất lượng dinh dưỡng đối với sức khỏe. Theo dõi bài viết sau đây của Đá Gà Mạng để có thêm các cách nuôi gà Đông Tảo đơn giản và chuẩn xác nhất.
Chuẩn bị chuồng để nuôi gà Đông Tảo
Trong quá trình nuôi gà, chuồng nuôi luôn là một trong những vấn đề mà người chăn nuôi cần cân nhắc. Sự phát triển của gà sẽ được quyết định rất nhiều bởi môi trường sống. Do đó, khi tiến hành xây chuồng gà, người chăn nuôi cần lưu ý về sự thoáng mát và đảm bảo vệ sinh.
Đối với kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo thả vườn, chuồng trại sẽ không đòi hỏi quá nhiều các yêu cầu. Người chăn nuôi có thể làm chuồng bằng cách sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên như nứa, rạ và tre,… Phần mái thì nên dùng ngói hoặc tôn để tránh thấm nước.
Đối với phần sàn, anh em có thể sử dụng tre, nứa hoặc nền xi măng để thuận tiện trong việc vệ sinh. Đồng thời, lưu ý đến hướng chuồng khi xây dựng chuồng cho gà. Hướng chuồng nên là hướng đón nắng, trong đó hướng đông nam được rất nhiều người chăn nuôi lựa chọn.
Bên cạnh đó, chuồng nuôi gà Đông Tảo nên được vệ sinh thường xuyên và khử trùng định kỳ để ngăn ngừa dịch bệnh. Vào mùa đông, nên kết hợp đèn úm hoặc các tấm che để giúp gà giữ ấm.
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo hiệu quả nhất
Gà Đông Tảo được biết đến là một trong những giống gà quý nên quá trình nuôi cần đảm bảo đúng quy trình và phương pháp. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà chăn nuôi, việc nuôi gà Đông Tảo sẽ được chia thành nhiều giai đoạn. Ở từng giai đoạn nuôi gà sẽ có những kỹ thuật và quy trình khác nhau.
Giai đoạn gà Đông Tảo mới nở
Ở giai đoạn gà vừa mới nở, người nuôi cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Chỉ nên cho ăn sau khi gà nở được 48 giờ.
- Ở hai ngày đầu tiên, gà con chỉ nên uống nước.
- Bước sang ngày thứ 3, gà con đã có thể ăn được một số loại thức ăn dễ tiêu hóa như cám, gạo, tấm,…xay nhỏ.
- Chế độ ăn của gà nên kết hợp cùng một số loại nước điện giải, kháng sinh,…
Vào thời điểm này, gà còn tương đối yếu và non nên cần phải được ủ điện thường xuyên. Các bữa ăn dành cho gà nên chia nhỏ thành 3 đến 4 lần mỗi ngày và tránh để lại thức ăn thừa. Đồng thời, người nuôi cần lưu ý bổ sung thêm một số loại vitamin cần thiết để giúp gà tăng cường đề kháng.
Giai đoạn gà được 1 đến 2 tháng tuổi
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo ở giai đoạn 1 tháng tuổi cần đáp ứng ủ điện đầy đủ. Vào ban ngày, không cần thiết ủ điện, tuy nhiên vào mùa đông thì nên ưu tiên ủ điện cả ngày. Đặc biệt, giai đoạn này gà con đã bắt đầu tăng khẩu phần ăn, trở nên linh hoạt hơn.
Đến 2 tháng tuổi, người chăn nuôi cần tiến hành phân chia không gian nuôi. Thời điểm này không còn cần đến ủ điện nhưng vẫn có thể ủ vào mùa đông để giữ ấm cho cơ thể gà. Đặc biệt, vào giai đoạn này người nuôi đã có thể cho gà tiếp xúc và làm quen với môi trường xung quanh.
Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo giai đoạn trưởng thành
Đây là giai đoạn gà Đông Tảo phát triển mạnh mẽ nhất và có thể sẵn sàng để xuất chuồng. Do đó mà người nuôi cần bổ sung nhiều loại thức ăn như ngô, lúa,…cùng một số loại rau như rau muống, xà lách, rau lang,… Đồng thời, diện tích nuôi gà cũng cần được mở rộng để gà có thể phát triển một cách tốt nhất.
Hướng dẫn chăm sóc gà Đông Tảo đúng cách
Trong quá trình chăm sóc gà Đông Tảo, người nuôi cần phải trang bị những kiến thức cần thiết để có những biện pháp ứng phó kịp thời. Cụ thể:
Tiêm phòng đầy đủ
Lịch trình tiêm chủng cho gà Đông Thảo được cụ thể như sau:
- Tiêm phòng Newcastle chủng F vào giai đoạn 3 đến 5 ngày tuổi.
- Tiêm phòng đậu gà vào khoảng 7 ngày tuổi.
- Tiêm phòng Gumboro vào khoảng 10 ngày tuổi.
- Tiêm phòng Newcastle lần 2 vào giai đoạn 21 ngày tuổi.
- Tiêm phòng Gumboro lần 2 vào giai đoạn 25 ngày tuổi.
- Tiêm phòng Newcastle chủng M giai đoạn 60 ngày tuổi.
Phòng bệnh ở gà Đông Tảo
Trong cách kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo không thể bỏ qua bước phòng bệnh. Trong suốt quá trình phát triển, gà Đông Tảo có thể phải đối mặt với một số tình trạng bệnh như sau:
- Bệnh cúm: Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết và môi trường chuồng trại không đủ ấm.
- Bệnh Gumboro: Xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn gà Đông Tảo trưởng thành.
- Bệnh lỵ: Xuất hiện chủ yếu ở gà con, hệ lụy là khiến gà thiếu dinh dưỡng, còi cọc, mất nước và dẫn đến chết.
Lời kết
Trên đây là một số kinh nghiệm trong kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo mà Đá Gà Mạng đã tổng hợp được. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp quá trình nuôi gà trở nên hiệu quả và năng suất nhất.