Gà Asil được biết đến là một giống gà nổi tiếng trên thế giới hiện nay. Vậy giống gà này có gì nổi bật và kỹ thuật nuôi gà Asil như thế nào? Hãy để Đá Gà Mạng tổng hợp và cung cấp nhiều thông tin thú vị về giống gà Asil ở bài viết dưới đây.
Nguồn gốc giống gà Asil
Vào khoảng những năm 1750, giống gà Asil đã bắt đầu xuất hiện ở châu Âu. Gà Asil được xếp vào top các giống gà chọi chiến nhất trên thế giới. Với ngoại hình mạnh mẽ, cơ bắp săn chắc cùng bản tính thông minh, giống gà này tạo được danh tiếng ở khắp các bang Tamil Nadu và Andhra Pradesh ở Ấn Độ và cả khu vực Pakistan. Sau đó, gà Asil cũng được tìm thấy rất nhiều ở Đông Nam Á.
Đến năm 1981, giống gà Asil được Hiệp hội gia cầm Hoa Kỳ đưa vào tiêu chuẩn hoàn thiện. Asil là giống gà đá sở hữu cơ bắp chắc cùng khung xương nặng. Đặc biệt, khả năng chịu đựng và tinh thần dũng cảm của giống gà này cũng rất nổi bật. Do đó mà rất nhiều sư kê ưa chuộng nuôi gà Asil.
Phân biệt một số dòng gà Asil hiện nay
Trước khi quyết định nuôi gà Asil, anh em cần phải nắm rõ các phân loại chính là Reza Asil và Kulang Asil. Bên cạnh đó, gà Asil cũng có một số biến thể khác như gà Asil Cobra hay gà tre Asil,… Hầu hết các giống gà Asil sở hữu màu lông rất đa dạng. Dưới đây là một số đặc điểm để nhận biết các dòng gà Asil này.
Nuôi gà Asil dòng Reza Asil
Reza khá phổ biến trên thế giới và thuộc dòng gà Asil có kích thước nhỏ, trọng lượng chỉ rơi vào khoảng dưới 3kg. Đồng thời, dòng Reza Asil cũng được chia thành 5 loại nhỏ dưới đây.
Gà Siyah Rampuri – Ô đen
Đặc điểm nhận diện giống gà Rampuri là có bộ lông màu đen rất đặc trưng. Giống gà này được nhiều sư kê trên thế giới đánh giá cao về sự linh hoạt cũng như năng động trong hoạt động và di chuyển. Do đó mà chủ yếu được sử dụng để đá đòn. Tuy nhiên, Rampuri có khả năng chịu đựng chưa cao.
Kal Tatiya
Giống gà này thường sở hữu màu lông đỏ đậm hoặc đen, nổi bật với mồng dài và đỏ rực. Kal Tatiya là một giống gà có cựa đen, đặc biệt thu hút với lối đá xoạc cẳng chạy và đá ngang cực chuẩn. Với khả năng đá khôn cùng lối quấn cực chặt, giống gà này được rất nhiều sư kê nuôi gà Asil ưa chuộng.
Jawa
Giống gà Jawa được lai tạo chủ yếu từ gà ô/ ô ướt với gà nhạn. Dòng gà này chủ yếu được dùng trong các trận đá sới cỏ. Lý do là bởi dòng gà này đá hay nhưng nhanh chóng bị xìu do thời gian đá lâu của các trận đá đòn.
Amir Khan/ Ghan
Nuôi gà Asil dòng Khan này cũng là sở thích của nhiều sư kê. Dòng gà này nổi bật với khả năng nặng đòn ở tất cả thể loại. Không những thế, dòng gà Amir Khan cũng được đánh giá rất cao về sức công phá và ra đòn.
Đặc điểm nổi bật của giống gà Amir Khan là có phần cựa cứng, khô cùng màu lông ô ướt. Đặc biệt, phần sọ dày, gọn, phần lưng to ngắn và ngực nở săn chắc, đùi nở chắc thịt. Dòng gà Asil Khan được xếp vào danh sách dòng gà lỳ và có sức chịu đựng vượt trội.
Sona-tol/ Sonatawal
Giống gà này chủ yếu được nuôi để sử dụng trong các trận đấu. Với khả năng mạnh mẽ cùng bản chất hiếu chiến, Sonatawal luôn sẵn sàng hạ gục mọi đối thủ. Hơn nữa, với những đòn lối tài tình và khôn ngoan, chúng cũng biết cách né đòn cực chuẩn. Tuy nhiên, dòng gà này tương đối hiếm và có giá được ví “đắt như vàng”.
Nuôi gà Asil dòng Kulang Asil
Đây là một dòng gà Asil lớn, sở hữu trọng lượng rơi vào khoảng 4 đến 6kg. Trong khi gà Asil Reza được phân biệt với màu sắc thì dòng Kulang được nhận biết qua nhiều biến thể như Bắc Ấn, Nam Ấn hay Madras…
- Bắc Ấn: Được xem là dòng gà tiêu biểu của Kulang Asil, giống gà này sở hữu ngực nở, chân cao và đuôi dạng cúi cung. Dòng gà Asil Bắc Ấn chủ yếu được sử dụng để lai tạo với gà Tây Phương.
- Nam Ấn: Dòng gà này có nhiều đặc điểm giống gà Bắc Ấn nhưng nhẹ hơn. Nam Ấn cũng là một giống gà phổ biến hàng đầu trên thế giới về sự thiện chiến.
- Madras: Đây là dòng gà hiếm và có ngoại hình đẹp nhất của Asil. Chúng nổi bật với ngực vai nở, ngoại hình đẹp và tràn đầy nội lực.
Kỹ thuật nuôi gà Asil đá cựa sắt cực chuẩn
Tương tự như nhiều giống gà chọi khác, gà Asil cũng cần được chăm sóc và có kỹ thuật nuôi khoa học để phát triển và phát huy đầy đủ khả năng. Kỹ thuật nuôi gà Asil cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Chuồng trại: Xây dựng cao ráo, thoáng mát, cần khử trùng và dọn dẹp thường xuyên.
- Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ thức ăn như mồi, lúa, thóc…
- Chế độ chăm sóc: Thường xuyên cho gà tắm cát và tắm nắng, đồng thời kết hợp cùng các bài tập luyện phù hợp, đều đặn.
- Phòng bệnh: Thực hiện tiêm vacxin đầy đủ và theo định kỳ. Kết hợp cùng các chất điện giải, vitamin để tăng cường đề kháng.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin mà Đá Gà Mạng muốn chia sẻ đến anh em về nuôi gà Asil. Cách nuôi giống gà Asil không có nhiều khác biệt so với những giống gà thông thường. Hy vọng anh em sẽ sớm tạo ra được nhiều chiến kê hùng mạnh nhất.