Nuôi gà đá thực sự là một nghệ thuật. Bởi để tạo ra được một chiến kê chất lượng, sư kê cần phải lưu tâm tới rất nhiều thứ. Từ cách chọn giống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, huấn luyện… Vậy nên, anh em nào đang muốn theo đuổi sự nghiệp đá gà chuyên nghiệp, hãy theo dõi hết bài viết này của Đá Gà Mạng để nắm trọn những bí kíp nuôi gà chiến từ A – Z do chính các cao thủ lâu năm bật mí nhé!
Các phương pháp nuôi gà đá hiệu quả
Tất cả những phương pháp nuôi gà đá mà chúng tôi đề cập trong bài viết này đều là những kiến thức được những anh em sư kê giàu kinh nghiệm chia sẻ lại. Và đây là các phương pháp để gà đáu mau tới pin, tăng bo, tăng cân an toàn, hiệu quả mà không phải ai cũng biết.
Cách nuôi gà đá đạt bo lớn, sức trâu
Để chiến kê đạt được bo lớn, sức trâu, điều kiện tối thiểu đầu tiên mà chúng ta cần nhớ chính là chúng phải đủ tuổi, đủ sức khỏe. Muốn vậy, chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm nuôi của anh em phải đảm bảo. Sau đó thực hiện một số biện pháp như sau:
- Tầm 4h sáng hàng ngày, tiếp nước cho gà để cơ thể săn chắc, máu huyết lưu thông.
- Cho gà tập những bài quần sương vào sáng sớm cũng là cách giúp cơ thể săn chắc hơn, cải thiện đề kháng, tăng khả năng thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, tăng miễn dịch.
- Cho gà tắm rượu 1 – 2 lần/ tuần sẽ giúp kích thích cơ thể gà nóng lên, tuần hoàn máu tốt hơn. Những ngày còn lại có thể tắm bằng nước sạch hoặc nước trà xanh đều được.
- Hàng ngày nên thả gà ra vườn, bãi để chúng vận động, quan sát xung quanh cũng là cách nuôi gà đá nhanh tăng bo hiệu quả. Đừng nuôi nhốt gà quá lâu có thể khiến cho chúng bị rót, nhát đòn.
- Bất luận anh em nuôi gà đá theo hình thức đá cựa hay đá đòn thì thể lực thi đấu ít nhất cũng phải đáp ứng được từ 15 – 20 phút, thậm chí là hơn mà vẫn không bị xuống sức. Muốn đạt được điều đó, sư kê nên áp dụng cho gà tập luyện các bài chạy lồng, vần hơi vần đòn, quay thóc sẽ mang lại hiệu quả khá tốt. Cụ thể các bài tập như thế nào hãy xem tiếp các phần tiếp theo của bài viết để có thêm thông tin.
Cách giúp chiến kê tăng cân an toàn và hiệu quả
Nuôi gà lấy thịt, chúng ta có thể cho chúng ăn thỏa thích, ăn càng nhiều, tăng cân càng nhanh thì càng tốt. Nhưng với gà đá thì không phải vậy, ngoài việc tăng cân đều đều ra, sư kê còn phải khống chế cân nặng của chúng để không vượt mức theo quy định. Với các trường hợp gà bị thiếu thịt, bị suy thì anh em cần có kế hoạch nuôi gà đá tăng cân như sau:
- Tăng cường cho gà chọi bổ sung chất đạm và protein thông qua các nhóm thức ăn như là: sâu superworm, thịt bò, lươn, trạch, dế, trứng, chuối, cà chua… Hoặc cũng có thể dùng các loại thuốc hỗ trợ tăng cân đang được bán trên thị trường. Tuy nhiên, khuyến khích tăng cân cho gà bằng thực phẩm, không nên lạm dụng thuốc.
- Cho gà sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung vitamin cần thiết để hỗ trợ tăng cân hiệu quả. Những sản phẩm này anh em có thể tham khảo thêm ở các bài viết khác trong chuyên mục này của chúng tôi.
- Ngoài ra, sư kê cũng nên cho gà tăng cường chế độ luyện tập để gà không bị thừa cân, mất đi sự linh hoạt vốn có của mình.
Các yếu tố cần nhớ để nuôi gà đá tới pin
Những chiến kê tới pin là khi sức khỏe, thể lực của chúng đạt trạng thái “max”, đầy pin 100% sẵn sàng ra trường đấu. Nhưng muốn gà chiến đạt được trạng thái này, sư kê cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Yếu tố tông dòng: Theo đó, hãy lựa chọn những cá thể gà bố mẹ chất lượng tốt, có tông dòng thì càng hay. Ưu tiên những con có ngoại hình đẹp, hung hăng, đòn tốt, máu chiến. Gà trống thì ưu tiên chọn những con đã thắng từ 2 – 3 trận trở lên. Lưu ý rằng, cả gà trống và gà mái phải không cùng đàn, không cùng huyết thống để tránh lai cận huyết có thể khiến đàn con sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
- Chế độ dinh dưỡng: Ngoài thức ăn chính là thóc lúa, anh em nên cho gà đá ăn thêm các loại thực phẩm giàu protein, chất đạm, vitamin, khoáng chất, rau xanh… để gà đủ pin, đủ lực để thi đấu.
- Chế độ luyện tập khoa học: Dòng giống tốt chỉ là một phần mà thôi, muốn gà đá mau tới pin, đủ lực thì sư kê cần xây dựng chế độ chăm sóc, huấn luyện khoa học và nghiêm túc tuân thủ thì gà chiến mới có thể thành tài được.
Cách nuôi gà đá khỏe mạnh, máu chiến bằng chế độ dinh dưỡng khoa học
Nhiều anh em khi nuôi gà đá chỉ chăm chăm vào việc tập luyện cho gà mà quên mất rằng, dinh dưỡng chính là gốc rễ để gà có được nền tảng thể lực tốt nhất, mau tới pin. Vậy nên chế độ dinh dưỡng cho gà đá phải đảm bảo có đủ các nhóm thức ăn: Thóc lúa, mồi tanh và rau xanh.
Bên cạnh đó, không nên cho gà ăn thóc khô, hãy ngâm qua nước để nhân bên trong mềm hơn, gà dễ tiêu hóa, đồng thời loại bỏ bụi bẩn, hạt mốc lép. Nhưng lưu ý, hạt thóc ngâm nảy mầm mới nhú nên bỏ đi, gà ăn vào dễ bị ngộ độc. Nhưng nếu nó dài từ 3 – 5cm thì có thể cho ăn được vì rất giàu dưỡng chất.
Cách nuôi gà đá bo lớn nhanh chóng và những điều cần lưu ý
Với những chiến kê cận kề ngày thi đấu rồi mà thể lực vẫn chưa sung mãn, kèo đã thiết lập rồi không thể hủy được. Lúc này sư kê có thể áp dụng cách nuôi gà đá sau đây để gà tăng bo nhanh, đảm bảo đá tốt trong trận đấu sắp tới:
- Về cách chăm sóc: Mỗi buổi sáng, khoảng 4h sư kê dậy tiếp nước cho gà uống để chúng không bị háo nước. Sáng sớm thì cho quần sương, dãi nắng để hấp thụ vitamin D, giúp xương chắc khỏe và quen dần với điều kiện thời tiết thực tế. Sau khi gà phơi nắng và dầm sương xong thì anh em phun rượu trắng vào người chúng để giúp da săn chắc, lông mượt, kích thích cơ thể gà nóng lên. Cuối cùng, thả chúng ra vườn hoặc bãi đất trống rộng thoáng để gà tự do đi lại, bay nhảy, kích thích các cơ linh hoạt hơn. Đặc biệt, không cho gà cản mái trước khi đá để tránh bị mất sức.
- Về chế độ dinh dưỡng: Như đã nói ở trên, ngoài thức ăn chính là thóc lúa ra, sư kê nên cho gà ăn thêm mồi tanh để tăng đạm, tăng protein hiệu quả. Khi nuôi gà đá thời điểm này cũng nên cho gà ăn thêm nhiều rau xanh để chúng nhanh no, kiểm soát cân nặng tốt hơn. Đừng quên nghiền nát vỏ trứng, sò… rồi trộn vào thức ăn của gà để bổ sung canxi giúp chân cứng cáp, chắc khỏe.
Nuôi gà đá sau thi đấu
Sau khi chiến kê đi thi đấu về, bất luận chúng thắng hay thua, sư kê cũng phải kiểm tra xem chúng có bị thương ở đâu hay không, sau đó vỗ hen, thoa thuốc, om bóp để gà chóng khỏe. Lúc này, nên dành nhiều thời gian để gà nghỉ ngơi cho mau lại sức, tạm thời ngừng tập, đợi khi sức khỏe của gà ổn định rồi thì quay lại luyện tập vẫn chưa muộn.
Thêm nữa, tiến hành om bóp vào nghệ để gà có làn da săn chắc, khỏe mạnh hơn. Nhưng nhớ là om bóp với tần suất vừa phải, gà mới đá về khá yếu, dễ cảm lạnh và bị ốm.
Những bài tập giúp gà đá có nền tảng thể lực tốt nhất
Trong cách nuôi gà đá của các sư kê lâu năm, người ta đặc biệt chú ý tới chế độ luyện tập của gà chiến. Bởi đây chính là cách để gà có được nền tảng thể lực tốt nhất, bền đòn nhất. Dưới đây là các bài tập cơ bản mà sư kê không thể bỏ qua khi nuôi gà đá:
- Chạy lồng: Bài tập này khá đơn giản, ta sẽ cho một con gà cùng chạng cân với vào trong bội, để gà cần tập luyện ở bên ngoài. Lưu ý, giữ khoảng cách hai chiến kê đủ lớn để chúng không cọ mỏ được vào nhau. Sau đó gà ở ngoài sẽ phải tìm cách để chui vào trong chiến đấu với con trong lồng. Bài tập này có tác dụng tăng sức bền, sự máu chiến và hung hăng cho gà rất hiệu quả.
- Cho gà vần người: Tương tự như bài tập ở trên, nhưng ở bài tập này anh em hãy cho thóc vào trong một cái lon rồi quay tròn. Gà sẽ chạy theo để ăn thóc trong lon. Cứ như vậy cho gà chạy tầm 40 vòng/ ngày là được. Quay 20 vòng theo kim đồng hồ rồi quay ngược lại 20 vòng ngược kim đồng hồ.
Ban đầu khi mới tập, nền tảng thể lực của gà còn yếu, chưa quen và không thể tập lâu được. Nhưng dần dần tăng cường độ tập lên gà sẽ thích ứng tốt hơn, đá bền bỉ hơn.
Cách nuôi gà đá giúp da săn chắc hiệu quả
Gà đá cựa sắt, cựa dao không đặt nặng vấn đề om bóp vào nghệ để da gà săn chắc, nhưng với gà đá đòn thì điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc om bóp vào nghệ cho gà sẽ giúp chiến kê sở hữu màu da đỏ rực, dày, tăng khả năng chịu đòn khi thi đấu.
Theo đó, sư kê chỉ cần giã nhuyễn nghệ rồi ngâm với rượu, dùng hỗn hợp thu được om bóp vào các vùng da hở của gà chiến như là lưng, cổ, đầu, ngực, sườn, cánh, dưới bụng, phao câu… Lưu ý, không om bóp vào nghệ khi gà còn non chưa đủ tuổi hoặc mới thi đấu về. Có thể khiến gà bị hư và ốm nặng hơn.
Kỹ thuật nuôi gà đá từ A – Z cho những sư kê mới nhập môn
Phía trên, chúng tôi vừa chia sẻ tới anh em một số phương pháp nuôi gà đá cơ bản để mọi người có thêm kinh nghiệm trong chăm sóc, huấn luyện gà chiến. Vậy còn những anh em nào mới tập tành đá gà, còn non yếu chưa biết phải bắt đầu từ đâu, đây chính là những thông tin hữu ích anh em không nên bỏ qua.
Kỹ thuật nuôi gà đá
Kỹ thuật này chỉ dành cho những chiến kê đã đủ tuổi, đủ tháng để có thể tham gia thi đấu. Bất luận gà anh em mua và chăm nuôi từ nhỏ hay là mua lúc đã trưởng thành rồi mang đi cáp độ, vẫn cần phải đảm bảo những kỹ thuật nuôi như sau:
Giai đoạn vỗ béo
Thời điểm gà được 5 – 7 tháng tuổi chính là lúc chúng cần vỗ béo tăng cân, cơ bắp, xương khớp phát triển toàn diện. Vậy nên nuôi gà đá lúc này, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo:
- Thóc/ lúa cho ăn 2 bữa/ ngày, lúc này cứ cho ăn thoải mái tới khi gà không thể ăn nữa thì thôi.
- Rau xanh: Cho ăn 1 bữa/ ngày với lượng vừa đủ, không cho ăn rau quá no, chúng sẽ không ăn được thóc/ lúa nữa.
- Mồi: Cứ cách một ngày ta cho ăn 1 lần, mỗi lần ăn tầm 30 con sâu hoặc 15 con dế, hoặc 60gr thịt bò…
- Bên cạnh đó, khi nuôi gà đá vỗ béo, anh em cho chúng dùng thêm 100mg vitamin B1, B2/ngày; cách 1 ngày cho dùng vitamin A+D3, E; cách 5 ngày cho dùng Phariton,…
Giai đoạn giảm mỡ
Qua 7 tháng tuổi, chính là lúc gà cần giảm mỡ, tăng cơ, anh em nên cho gà luyện tập các bài tăng cường thể lực với cường độ tập như sau:
- Quần bội: Với bài tập này, nên cho gà tập 2 lần/ ngày, mỗi lần 10 phút.
- Thả lang: Mỗi ngày cho gà ra ngoài tự do đi lại, bay nhảy 3 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút.
- Thóc/ lúa: Thời điểm này, nuôi gà đá nên khống chế lượng thóc mà chúng nạp vào cơ thể. Mỗi ngày chỉ cho ăn 2 lần/ ngày, mỗi lần chỉ cho ăn 70 hạt.
- Rau xanh: Giai đoạn này, gà cần ăn nhiều rau xanh để mau no mà không lo tăng cân nhanh không kiểm soát. Cứ cho gà ăn thoải mái tới khi không ăn được nữa thì thôi. Ưu tiên cho gà ăn các loại rau xanh như: Xà lách, rau muống, cà chua, giá đỗ…
- Mồi: Thời điểm qua 7 tháng tuổi, anh em chỉ nên cho chúng ăn 1 lần/ tuần và giới hạn lượng mồi trong mỗi lần ăn. Nếu cho gà ăn sâu superworm thì chỉ cho ăn 10 con/ bữa, cho ăn dế thì 7 – 8 con, nếu là thịt bò thì tầm 20gr là hợp lý.
- Dinh dưỡng: Bổ sung cho gà thêm vitamin B1, B2 với liều lượng 100mg/ ngày; cách 2 ngày cho dùng vitamin B6, B12; cách 1 ngày cho dùng vitamin A+D3, E.
Chế độ dinh dưỡng khi nuôi gà đá
Gà đá khỏe mạnh, đá tới pin, đủ lực hay không tùy thuộc khá nhiều vào chế độ dinh dưỡng của chúng. Theo kinh nghiệm của những người nuôi gà chiến lâu năm, đây chính là các nhóm thức ăn không thể thiếu của chúng:
- Thóc/ Lúa: Đây là nhóm thức ăn cơ bản bắt buộc phải có. Trước khi cho gà ăn, nên ngâm qua nước chừng 30 phút để loại bỏ bụi bẩn, các hạt mốc lép, giúp ngân ở bên trong mềm hơn. Ngâm xong thì phơi thóc cho khô bớt rồi mới cho gà ăn. Nếu thấy thóc bị lên mầm dài thì nên bỏ ngay để tránh gà bị ngộ độc.
- Rau xanh: Nhóm thức ăn này giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho gà, giúp gà mau no, kiểm soát cân nặng tốt. Như đã nói ở trên, nên cho gà ăn xà lách, giá, rau muống, một chút cà chua để lông gà mọc dài, dày và mượt hơn.
- Mồi: Các loại mồi tanh nên cho gà ăn như là: Sâu superworm, lươn nhỏ, thịt bò, tép nhỏ, dế, cá chép con… Đây là nguồn dưỡng chất giúp bổ sung chất đạm, protein làm cho gà trở nên sung mãn hơn, mạnh mẽ hơn.
- Ngoài ra, sư kê có thể cho gà ăn tỏi, gừng vào mùa đông để gà không bị lạnh. Đừng quên phun rượu lên cơ thể gà hoặc om bóp vào nghệ cũng là cách giúp cho gà khỏe mạnh hơn, tránh mắc các bệnh về da.
Cách phòng bệnh cho gà
Trong các giai đoạn phát triển của mình, gà rất dễ mắc các loại bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm. Cách tốt nhất để nuôi gà đá khỏe mạnh chính là tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà, ngoài ra cần chủ động phòng bệnh bằng các giải pháp sau đây:
- Xây chuồng ở khu vực rộng thoáng, cách xa khu dân cư sinh sống.
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại để tránh vi khuẩn kí sinh phát triển.
- Máng ăn, máng uống cần rửa sạch sẽ mỗi ngày. Tuyệt đối không cho gà ăn lại thức ăn còn thừa từ hôm trước để tránh bị rối loạn tiêu hóa.
- Chuồng gà nên làm ở những khu vực rộng, thoáng, địa hình cao một chút và phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Hạn chế động vật và người lạ ra vào chuồng để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào.
- Quanh khu vực nuôi nên rào bằng lưới mắt cáo để tránh chuột, rắn ở ngoài bò vào cắn gà.
- …
Cách chăm sóc gà đá
Tùy vào quan điểm của mỗi người mà cách chăm nuôi gà đá cũng sẽ có sự khác nhau. Nhưng về cơ bản đây chính là những lưu ý cần nhớ:
- Sáng hãy cho gà được phơi nắng để cung cấp vitamin D từ mặt trời, tránh cho gà bị mắc bệnh rụng lông, nấm mốc do ẩm ướt, tái mặt, lắc mồng. Khung giờ phơi nắng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy vào từng mùa. Nhưng mỗi lần phơi tầm 15 – 20 phút là được.
- Duy trì việc cho gà ăn uống đúng giờ chính là điều quan trọng cần nhớ khi nuôi gà đá. Như thế, hệ tiêu hóa của gà sẽ ổn định hơn.
- Xây dựng chế độ luyện tập phù hợp, nên có quãng nghỉ để gà hồi phục sức khỏe, tránh bị bào mòn thể lực, đuối sức và nhát đòn.
Lời Kết
Trên đây là những bí kíp nuôi gà đá cơ bản nhất mà sư kê cần nắm được nếu muốn gà chiến của mình khỏe mạnh, đá tới pin và bền đòn. Mong rằng bài viết này đã giúp các anh em mới nhập môn có thể tự tin hơn trong việc chăm sóc, huấn luyện gà chiến của mình. Chúc các sư kê sở hữu trong tay những chiến kê chất lượng, bất bại trong mọi trận đấu.