Bệnh bạch lỵ ở gà là gì? Phương pháp điều trị bệnh dứt điểm hiệu quả

81 / 100 SEO Score

Bệnh bạch lỵ ở gà là một trong những căn bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh chóng. Để bảo vệ sức khỏe cũng như quá trình sản xuất chăn nuôi, việc điều trị bệnh bạch lỵ kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Đá Gà Mạng sẽ cùng anh em tìm hiểu về loại bệnh này.

Bệnh bạch lỵ ở gà là gì?

Bệnh bạch lỵ là một trong những loại bệnh truyền nhiễm ở gà do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra. Đặc điểm của loại vi khuẩn này là thường rất khó để tiêu diệt và chúng có thể tồn tại và ẩn nấp trong chuồng trại từ 2 đến 4 tháng. Bệnh thường lây lan qua đường miệng thông qua thức ăn, nước uống hoặc tiếp xúc với phân của những con gà bị nhiễm bệnh. 

Bệnh bạch lỵ ở gà
Bệnh bạch lỵ xuất hiện ở gà

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh bạch lỵ ở gà là suy nhược, sụt cân, sốt cao, tiêu chảy, nước phân màu lẫn máu và có thể gây tử vong nhanh chóng. Đây là bệnh nguy hiểm và có thể gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bạch lỵ ở gà

Bệnh bạch lỵ xuất hiện ở gà chọi có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Bệnh bạch lỵ ở gà
Nguyên nhân xuất hiện bệnh bạch lỵ
  • Bệnh có thể lây nhiễm từ gà mẹ sang con bằng đường máu. Trường hợp gà mẹ đang mắc bệnh bạch lỵ thì sau khi đẻ trứng hoặc gà con được nở ra cũng có khả năng cao mắc bệnh.
  • Do vi khuẩn có sẵn trong môi trường chuồng trại xâm nhập. Nếu khu vực nuôi gà không được vệ sinh và khử trùng thường xuyên thì sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh phát triển. 
  • Sự lây lan giữa gà mắc bệnh sang gà khỏe mạnh. Khi gà bị bệnh bạch lạch thải ra phân thì trong phân sẽ có thể chứa nhiều vi khuẩn. Nếu những con gà khác không may ăn phải thì khả năng cao sẽ mắc bệnh theo vì khả năng lây lan rất nhanh của bệnh bạch lỵ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh bạch lỵ ở gà

Khi mắc phải bệnh bạch lỵ, gà sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:

  • Gà ủ rũ, bỏ ăn, luôn trong trạng thái thụ động và rụt đầu. Bên cạnh đó, gà cũng có một số biểu hiện như buồn ngủ, mệt mỏi, thường xuyên đứng yên một chỗ hoặc di chuyển rất chậm chạp.
  • Xuất hiện phân lỏng, có nhiều trường hợp phân sẽ kèm theo dịch có màu trắng hoặc trắng vàng. 
  • Khu vực xung quanh hậu môn thường sẽ có vết bẩn do ướt, bết dính hoặc do phân,…
Bệnh bạch lỵ ở gà
Dấu hiệu nhận biết tình trạng bệnh bạch lỵ

Thông thường thì các triệu chứng bệnh bạch lỵ ở gà thường rất dễ để nhận biết. Do đó mà khi phát hiện một trong các dấu hiệu trên thì người nuôi cần phải chủ động trong việc theo dõi để có thể kịp thời chữa trị và tránh lây lan.

Phòng ngừa bệnh bạch lỵ ở gà bằng cách nào?

Trong quá trình nuôi gà, để ngăn chặn tối đa căn bệnh bạch lỵ xuất hiện ở gà thì người nuôi nên thực hiện một số biện pháp sau đây:

Biện pháp ngăn chặn bệnh bạch lỵ ở gà
Biện pháp ngăn chặn bệnh bạch lỵ ở gà
  • Vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh một cách thường xuyên và sạch sẽ. Bên cạnh đó, sử dụng thêm một số loại thuốc khử trùng để diệt khuẩn, ngăn chặn các virus gây bệnh bạch lỵ xuất hiện trong chuồng trại.
  • Thường xuyên vệ sinh và sát trùng các loại máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi. Đồng thời, để hạn chế vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong phân thì người nuôi cần phải đảm bảo xử lý phân gà theo đúng cách. 
  • Đối với gà con khoảng từ 3 đến 5 ngày tuổi thì nên tiến hành cho uống thuốc phòng bệnh bạch lỵ. Một trong những loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh bạch lỵ ở gà là Ampicoli. Hòa tan thuốc cùng với 2 lít nước để cho gà con uống. 
  • Đối với những con gà sinh sản đang mắc bệnh bạch lỵ thì nên loại bỏ để tránh tình trạng gà con sinh ra cũng mắc bệnh này. 

Các biện pháp trên sẽ giúp người nuôi phòng ngừa tốt nhất nguy cơ mắc bệnh bạch lỵ cho đàn gà của mình. Các biện pháp này nên được thực hiện từ sớm để đem lại hiệu quả cao và hạn chế tối đa tình trạng gà nhiễm bệnh sau này. 

Các cách điều trị bệnh bạch lỵ hiệu quả cao

Với đàn gà đang xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh bạch lỵ thì người nuôi cần nhanh chóng cho chúng uống dung dịch thuốc Ampicoli 1g hòa tan cùng 2 lít nước.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số loại thuốc đi kèm như Bcomplex, Noploxacin/Enrofloxacin hoặc men tiêu hóa… Thuốc cần được uống nhanh nhất có thể khi phát hiện triệu chứng và nên sử dụng cho cả đàn gà để tránh tình trạng lây lan.

Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên sử dụng kèm theo một số chế phẩm hòa trộn vào vỏ trấu để giúp phân hủy và tiêu diệt vi khuẩn có trong phân gà. Trường hợp phát hiện gà bị bệnh thì nên nhanh chóng cách ly chúng ra khỏi đàn. 

Bài viết trên đây của Đá Gà Mạng là một số thông tin về bệnh bạch lỵ ở gà cũng như các nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trị bệnh hiệu quả. Trong quá trình chăn nuôi gà, người nuôi cần đặc biệt lưu ý đến các loại bệnh để có thể chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho gà.