Bệnh E.coli ở gà được xếp vào bệnh thường gặp ở gia cầm. Bệnh có sự lây lan và thường song hành cùng với những bệnh kế phát khác như ORT, ND hay IB… Để giúp bạn đọc hiểu thêm về nguyên nhân, bệnh tích cũng như phương pháp phòng và điều trị tốt nhất Đá Gà Mạng đã cung cấp chi tiết nội dung sau đây.
Nguyên nhân hình thành nên bệnh E.coli ở gà
Bệnh E.coli ở gà chủ yếu do vi khuẩn Escherichia Coli gây nên ở một khu vực hoặc toàn thân. Chủng vi khuẩn sống ký sinh trong đường máu và những nơi có vết thương hở. Theo thông thường loại vi khuẩn này có hầu hết ở động vật sống.
Tuy nhiên khi số lượng tăng cao hệ miễn dịch không có khả năng chống kháng lại sẽ phát sinh thành bệnh. Một số các nguyên nhân khiến cho bệnh này có khả năng lây lan mạnh mẽ là:
- Bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con qua ống dẫn trứng hoặc vỏ trứng.
- Các vi khuẩn chứa trong phân gà bệnh cũng gia tăng tình trạng lây chéo giữa cá thể trong đàn lẫn lây sang người.
- Những chú gà mắc bệnh stress môi trường sống độc hại ẩm thấp cũng dễ mắc bệnh E.coli.
- Nguồn lây từ nơi ấp ứng
- Bệnh E.coli ở gà cũng xuất hiện ở giai đoạn kế phát các bệnh hô hấp, tụ huyết trùng, Newcastle và bệnh liên quan đến tiêu hóa.
Dấu hiệu bệnh cũng như bệnh tích E.coli
Bệnh E.coli ở gà rất hay khó phân biệt với lệnh CRT do các biểu hiện đặc trưng tương đối giống nhau. Cơ bản các dấu hiệu gà nhiễm bệnh là:
- Gà bỏ ăn, thường xuyên uống nước, lông xơ xác và bết phân quanh hậu môn
- Gà con có tỷ lệ tử vong cao, những con gà giống thương chết sau sinh ít ngày
- Tỷ lệ trứng giảm, có hiện tượng trứng sống, vỏ mỏng
- Tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phần hậu môn bẩn và hôi khó chịu
Bên cạnh đó, các dấu hiệu bệnh tích thường thấy ở gà nhiễm E.coli như: phần rốn phù nề và ửng đỏ; viêm xoang, ổ bụng phình to. Phần nội tạng có mùi hôi, gan và túi khí và tim có nhiều fibrin. Viêm mô tế bào, quan sát thấy mảng da teo màu nâu.
Phương hướng trị liệu bệnh E.coli ở gà
Một số các phác đồ điều trị bạn có thể áp dụng thuốc kháng sinh trên gà để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn như sau:
Trong giai đoạn gà úm bạn có thể sử dụng Amoxivet 50% powder với liều lượng chuẩn 25mg/kg gà. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tiêm Nalistin 10 để điều trị bệnh E.coli trên gà. Sử dụng kháng sinh Gentaguard, lấy 10ml hòa với 90ml nước cất sau đó tiêm trên gà, cứ 0,1ml tiêm/con.
Trong khi gà bệnh bạn cũng được khuyến cáo nên dùng XO Save để hỗ trợ trong vấn đề hô hấp, giảm tỷ lệ chết do ngạt thở. Dùng Retonic hoặc Formula HP giúp gà không bị xưng phù nội tạng nhất là ở gan và thận. Kết hợp cho KC Pol để gà vẫn giữ được thể trạng trong khi nhiễm bệnh E.coli.
Phòng ngừa bệnh E.coli ở gà là ưu tiên số 1
Bệnh E.coli ở gà có tính truyền nhiễm và tỷ lệ tử vong cao, do đó, việc phòng ngừa luôn được khuyến khích hơn so với chữa bệnh. Tuân thủ theo các khuyến cáo phòng bệnh khoa học như sau:
Đảm bảo vệ sinh chuồng trại
Giữ gìn vệ sinh không gian ở cho đàn gia cầm là điều người chăn nuôi nào cũng phải đảm bảo. Thực hiện rắc vôi định kỳ và phun khử trùng ít nhất 2 tuần 1 lần toàn bộ khu vực chuồng trại. Ngâm máng thức ăn và uống nước với chế phẩm sinh học dành riêng trước khi bắt gà con về chuồng.
Không để thức ăn thừa còn tồn đọng trong máng sau ngày, vệ sinh lại toàn bộ chất thải. Xử lý với các chế phẩm được dùng trong chăn nuôi để đảm bảo được vệ sinh cho nơi ở.
Thực hiện kế hoạch tiêm phòng vắc – xin
Gà con mới để cần phải được đưa vào kế hoạch tiêm phòng các bệnh thường gặp trong đó có E.coli. Tuân theo kế hoạch nghiêm túc và linh hoạt tùy theo số lượng cũng như khả năng miễn dịch của đàn gà. Bên cạnh đó, vào thời tiết chuyển giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại phải bổ sung đầy đủ chất và vitamin cho chúng.
Lưu ý: không nên sử dụng thịt gà mắc nhiễm bệnh E.coli bởi các yếu tố ngộ độc tiềm ẩn. Theo UPI trong thịt gà sống có bệnh E.coli sẽ là một trong các yếu tố hay nên bệnh nhiễm trùng đường tiểu nguy hiểm cho con người. Vì thế, nếu gà mắc bệnh cam kết phân hủy theo đúng chỉ định từ dịch tễ địa phương.
Kết luận
Bệnh E.coli ở gà có dấu hiệu cụ thể nhưng nguy cơ tử vong khá cao. Trên đây với những thông tin được cung cấp hy vọng bạn đọc có thêm hiểu biết về dạng bệnh này. Tiếp tục theo dõi Đá Gà Mạng để cập nhật các nội dung hữu ích khác.