Bệnh Gumboro ở gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây suy hệ hô hấp trên đàn gà. Hiện tại nhóm bệnh này chưa có thuốc đặc trị vì thế dịch tễ trung ương khuyến cáo bà con nên phòng ngừa tối ưu. Hãy cùng Đá Gà Mạng bắt đầu tìm hiểu ngay các dấu hiệu và trạng thái bệnh cũng như phương pháp phòng chống hiệu quả.
Bệnh Gumboro là gì? Nguyên nhân
Bệnh Gumboro ở gà do chủng virus có tên khoa học là Birnaviridae gây nên. Tỷ lệ gà mắc bệnh nhiều nhất trong giai đoạn sau sinh 4 đến 5 tuần và ở mọi giống gà. Tỷ lệ tử vong lên tới 25,7% vì thế gây thiệt hại đáng kể nếu xảy ra tình trạng dịch lây lan trong đàn.
Các nguyên nhân khiến chủng vi khuẩn Birnaviridae phát sinh đến từ nhiều yếu tố khác nhau:
- Môi trường sống ẩm thấp là nơi cư trú lý tưởng cho các loại virus và những vật trung gian truyền nhiễm sinh sôi.
- Do một số những bệnh kế phát là tiêu chảy, tụ huyết trùng đường máu, suy giảm hô hấp…
- Thời tiết thay đổi đột ngột hoặc gà bị stress cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh Gumboro trên gà.
Đối tượng gà theo thống kê thường xuyên mắc bệnh này thường là gà nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp. Do đó, khi bệnh phát hành sẽ rất khó kiểm soát do môi trường sống chật hẹp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Gumboro ở gà
Bệnh Gumboro ở gà có quá trình chuyển biến nhanh chóng nên dễ dàng nhận thấy dấu hiệu bệnh sau khi gà mắc từ 2 đến 3 ngày. Gà bỏ ăn hoặc kém ăn, có dấu hiệu đứng tụm lại với nhau (đặc biệt là gà con); thường xuyên mổ lông hoặc hậu môn của nhau.
Bên cạnh đó quan sát thấy lông gà xác xơ, có con bị rụng, mặt mày ủ rũ, đầu gục xuống hoặc nằm vẹo cổ sang một bên. Cân nặng sụt giảm một cách trầm trọng, tướng đi còi cọp và run rẩy toàn thân. Gà mắc Gumboro dễ bị tiêu chảy loãng phân trắng và sau đó vài ngày chuyển sang màu nâu. Mùi thối nồng cực khó chịu, phân bết quanh phần hậu môn.
Với trường hợp bệnh tích sau khi mổ khám gà sẽ nhận thấy Fabrricius bị sưng và có nhiều đốm đỏ tụ máu. Bên cạnh đó thành ruột có nhiều chất nhầy và mùi khó chịu.
Phác đồ trị liệu cải thiện bệnh Gumboro ở gà
Như đã nói, bệnh Gumboro hiện thời chưa có thuốc đặc trị cấp tính. Vì lẽ đó các thuốc kháng sinh không có tác dụng đặc trị trên gà bệnh. Dưới đây là một số các phác đồ tham khảo được chuyên khoa áp dụng nhằm giảm tỷ lệ tử vong hoặc nhiễm chéo cho gà.
- Tuyệt đối cách ly cá thể bệnh hoặc đàn ra khỏi những đàn khỏe mạnh khác.
- GUM, MEBI-GLUCAN C, VITAMIN C 10% hoặc PARA C ORAL là những dạng thuốc điện giải bạn có thể dùng để gà tăng sức đề kháng.
- Tiêm kháng thể Gumboro trên gà bệnh hoặc cả đàn theo tiêu chuẩn 2 mũi trong 3 đến 4 ngày.
Ngoài ra, trong thời gian nghi ngờ hoặc khi gà chớm nhiễm bệnh người chăn nuôi cần phải thực hiện phun khử trùng chuồng trại. Kết hợp với nguồn dinh dưỡng và quan sát kịp thời chuyển biến ở gà để đề xuất phương án thích hợp nhất.
Biện pháp ngăn ngừa hiệu quả bệnh Gumboro ở gà
Nâng cao khẩu hiệu phòng bệnh hơn chữa bệnh để hạn chế tối đa tình trạng bệnh Gumboro xuất hiện. Một số nguyên tắc chăn nuôi phòng ngừa bệnh Gumboro nói riêng và các bệnh khác nói chung bà con cần tuân thủ là:
- Sử dụng các chế phẩm sinh học ngâm máng thức ăn, bình uống nước trước khi bắt nhốt gà về. Sau đó, mỗi ngày cần vệ sinh lại dụng cụ cho ăn để tránh các mầm bệnh ký phát.
- Tuân thủ kế hoạch tiêm chủng vắc – xin phòng ngừa bệnh Gumboro ở gà. Tiêm nhắc lại sau đó tùy theo tình trạng gà. Đặc biệt chú ý với gà con từ 2 cho đến 5 tuần tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh.
- Làm sạch khu chăn nuôi với các thuốc khử trùng được dùng trong chăn nuôi gà cầm. Chuồng trại tẩy uế thường xuyên với vôi sống và tuyệt đối không để gà sống trong điều kiện chất độn chuồng còn ẩm ướt.
- Bổ sung dinh dưỡng cho gà ở 5 dạng nhóm thức ăn chính: chất tanh, chất đạm, chất khoáng, vitamin và chất xơ, tinh bột. Kết hợp cho gà uống thuốc, nước điện giải vào thời gian gà nhọc hoặc nắng nóng trong năm.
Đối với trường hợp không may gà mắc bệnh Gumboro và có dấu hiệu lây lan diện rộng cần kịp thời tiêu hủy theo đúng kỹ thuật. Tuyệt đối nghiêm cấm việc buôn bán, sử dụng thịt gà bị nhiễm Gumboro cho người và vật.
Kết luận
Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh Gumboro ở gà đã được chúng tôi gửi đến bạn đọc. Với các nội dung trên hy vọng người chăn nuôi có thêm kiến thức và chăm sóc đàn gà của mình được tốt hơn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm các mẹo nuôi và phát triển gà hữu ích nhé.