Các loại gà ở Việt Nam hiện này vô cùng đa dạng vì người ta lai tạo nhiều giống gà khác nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại gà ở Việt Nam hiện nay, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Đá Gà Mạng chúng tôi.
Tổng hợp các loại gà ở Việt Nam giống nội
Hiện nay, các loài gà ở Việt Nam bao gồm cả gà giống nội và gà giống ngoại. Đầu tiên, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số loài gà giống nội có nguồn gốc từ Việt Nam.
Gà ri
Gà ri là giống gà chủ yếu nuôi để lấy thịt. Giống gà chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Đặc điểm để nhận biết gà ri là chúng có bộ lông màu vàng có pha trộn màu nâu, càng về sau thi màu lông của gà càng đậm dần. Trên bộ lông của chúng xuất hiện một số đốm đen ở cổ, đầu và đuôi.
Giống gà này có thể lấy thịt sau khi nuôi bốn đến năm tháng. Sản lượng trứng trung bình hàng năm của gà ri là 80 đến 100 quả. Trong đó gà chỉ để khoảng 10 đến 15 trứng mỗi lần.
Đây là loại gà dễ nuôi, phù hợp với điều kiện khí hậu thay đổi liên tục của các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Sản phẩm thịt của gà ri vô cùng thơm ngon, dai còn chất lượng trứng cũng đảm bảo có kích thước vừa phải và nhiều dinh dưỡng.
Gà Đông Tảo
Gà Đông Tảo là giống gà thịt nổi tiếng có nguồn gốc từ Hưng Yên. Đặc điểm ngoại hình của giống gà này là chân cao to, thân hình vạm vỡ. Màu sắc phổ biến của gà đông tảo là màu tía hoặc màu mận có pha lẫn màu đen.
Do có kích thước khá lớn so với những loài gà khác nên trọng lượng của gà mái Đông Tảo thường rơi vào khoảng 2,5 đến 3,5 kg con gà trống là 3,5 đến 4,5 kg. Cũng như gà ri, giống gà này có thể cho thịt sau 4 đến 5 tháng nhưng sản lượng trứng chỉ bằng một nửa.
Gà chọi Việt Nam
Gà chọi Việt Nam hay còn được gọi là gà nòi. Những con gà này xuất hiện ở khắp mọi địa phương trên đất nước ta và được rất nhiều dân chơi đá gà ưa chuộng. Đặc điểm ngoại hình của gà nòi là da màu đỏ, vóc dáng cao to, cổ gà cao và đặc biệt đôi chân vô cùng chắc khỏe.
Hiện nay người ta cũng sử dụng giống gà này cho mục đích lấy thịt nhưng chủ yếu vẫn là để làm cảnh hay huấn luyện đi đá chọi. Bắt đầu từ 7 tháng tuổi là chúng có thể sinh sản.
Một số chủ hộ chăn nuôi còn sử dụng giống gà nòi trống để lai tạo với những con gà nuôi lấy thịt khác để cho ra đời con khỏe mạnh, to lớn.
Sau khi đã giới thiệu cho các bạn một số giống gà nội nổi bật ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi sẽ chia sẻ tiếp các loài gà ở Việt Nam được nhập từ nước ngoài.
Tư vấn về các loại gà ở Việt Nam ngoại nhập
Gà tam hoàng
Nổi bật hàng đầu trong các giống gà thịt ngoại nhập có ở Việt Nam hiện nay chính là gà Tam Hoàng. Đây là giống gà được nhập từ tỉnh Quảng Đông Trung Quốc và được nhiều người mua về chăn nuôi.
Giống gà này có lông, da và chân đều màu vàng và thân hình có hình tam giác nên người ta gọi chúng là gà Tam Hoàng. Bên cạnh đó, gà Tam Hoàng cũng có đặc điểm khác nữa là lưng phẳng, thân ngắn, ngực nở, thịt ức nhiều.
Giống gà này cho ra sản lượng trứng hằng năm rất lớn, trung bình 135 quả mỗi năm. Mặc dù trọng lượng cơ thể của chúng không quá lớn nhưng chất lượng thịt thơm ngon nên được nhiều người ưa chuộng.
Nếu các bạn đang có nhu cầu mua gà tam hoàng về để nuôi, hãy chú ý lựa chọn thật kỹ càng bởi hiện nay có nhiều nguồn cung cấp giống gà này không đảm bảo uy tín.
Gà Lương Phượng
Một giống gà khác xuất xứ từ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay chính là gà lương Phượng. Đây là giống gà có nhiều đặc điểm về ngoại hình giống với gà ri của nước ta.
Chúng có bộ lông màu vàng đẹp mắt, bóng mượt. Thịt của gà Lương Phượng thơm ngon, đậm vị nên thích hợp làm những món ăn đậm vị gà. Đây là giống gà dễ thích nghi với điều kiện thời tiết nên mọi người có thể chăn thả tự do để tiết kiệm chi phí.
Giống gà Sasso
Đây là giống gà lấy thịt thả vườn được nhập khẩu từ nước Pháp. Giống gà này có màu lông nâu đỏ với đôi chân màu vàng nổi bật. Gà Sasso có thể đạt đến trọng lượng hơn 2kg nếu được chăn nuôi từ 3 tháng trở lên.
Trên đây là những chia sẻ của Đá Gà Mạng chúng tôi về các loại gà ở Việt Nam phổ biến hiện nay. Hy vọng chúng có thể giúp các bạn hiểu thêm về các loại gà ở việt nam khác nhau và lựa chọn giống gà thích hợp cho việc chăn nuôi.