Gà bị sưng khớp chân: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

25 / 100 SEO Score

Gà bị sưng khớp chân là một vấn đề thường gặp trong ngành chăn nuôi gia cầm. Tình trạng này có thể gây ra sự đau đớn và bất tiện cho gà, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất sản xuất. Bài viết dưới đây của Đá Gà Mạng sẽ giải thích nguyên nhân gây sưng khớp chân ở gà cùng những phương pháp điều trị hiệu quả để hỗ trợ các nhà chăn nuôi. 

Biểu hiện khi gà bị sưng khớp chân

Khi gà gặp phải tình trạng sưng khớp chân, gà sẽ trở nên què quặt bất thường, viêm và sưng tấy khớp khuỷu. Trong một số trường hợp, bên trong khu vực sưng còn sẽ xuất hiện thêm dịch mủ. Khi quan sát sẽ thấy có nhiều khớp chân của gà bị sưng viêm cùng lúc, đặc biệt là các khớp ở đầu gối, háng hay mắt cá chân khiến gà gặp khó khăn trong việc đi lại. 

Gà bị sưng khớp chân
Tình trạng sưng khớp chân ở gà

Bên cạnh đó, khi gặp phải tình trạng này, gà thường lờ đờ và chán ăn. Khớp trở nên viêm và tấy đỏ, có cảm giác nóng, mềm và đau khi sờ tay vào. Nguy hiểm hơn là các khớp trở nên viêm cứng lại và khá giống với căn bệnh bại liệt. 

Nguyên nhân phổ biến khiến gà bị sưng khớp chân

Hiện tượng sưng chân ở gà có do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh không truyền nhiễm. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị sưng chân. 

Do bọ đỏ cắn

Bọ đỏ được biết đến là một trong những loài sinh vật tròn, nhỏ và thường ký sinh trên ở da gà, khớp chân, vảy móng hay cánh gà,… Thông thường, bọ đỏ sẽ tụ tập thành các ổ lớn và ký sinh trên da gà. Chúng sẽ hoạt động bằng cách hút dinh dưỡng và máu trong cơ thể của gà, đồng thời cũng sẽ nhả nọc độc lên vết thương. 

Gà bị sưng khớp chân
Gà sưng khớp chân do bọ đỏ

Vết cắn của bọ đỏ sẽ khiến cho gà trở nên ngứa dữ dội, nổi mẩn và gà bị sưng khớp chân. Nếu để lâu dài, phần thịt xung quanh sẽ ngày càng sần cứng và đóng thành lớp vảy dày. Gà bị bọ đỏ cắn sẽ không gây tử vong. Tuy nhiên, trong trường hợp gà còn quá nhỏ thì có thể khiến gà phát triển chậm, lông xơ, khô chân,…

Do ổ áp xe

Ổ áp xe có thể hiểu là một tình trạng viêm nhiễm và được khu trú tạo nên một khối mềm. Bên trong ổ áp xe sẽ có chứa xác bạch cầu và vi khuẩn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhiễm trùng và được gây ra bởi các loại vi sinh trùng và vi khuẩn. Một số loại ký sinh trùng gây áp xe có thể khiến gà bị sưng khớp chân là amip, giun, sán,…

Gà bị sưng khớp chân do gout

Tình trạng gout ở gà là một dạng sưng khớp và viêm đau. Gà có thể mắc bệnh gout khi nồng độ muối urat trong cơ thể đang bị tích tụ quá nhiều. Sau đó, các tinh thể này sẽ bắt đầu hình thành ở xung quanh các khớp. 

Gà bị sưng khớp chân
Bệnh gout gây sưng khớp chân ở gà

Khi gà bị sưng chân do bệnh gout, phần khớp chân, bàn chân trở nên sưng cứng và có cảm giác nóng hơn so với bình thường. Đặc biệt là có người động vào, gà thường sẽ kêu và giãy dụa rất mạnh. Trong quá trình di chuyển, gà cũng sẽ gặp khó khăn và khập khiễng. 

Bệnh truyền nhiễm khiến gà bị sưng khớp chân

Viêm khớp chân MS là một trong những loại bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khớp chân của gà. Thông thường, bệnh sẽ xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà. Trong thời gian đầu, bệnh MS sẽ xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Khi bệnh phát triển, sẽ gây viêm màng hoạt dịch, gây nhiễm trùng, sưng to các khớp chân. 

Điều trị gà bị sưng khớp chân bằng cách nào?

Trong trường hợp gà bị bọ đỏ cắn, người nuôi nên tiến hành thay thế các chất độn chuồng, đồng thời tạo không gian thông thoáng, vệ sinh. Tuy nhiên, nếu không thể thay thế các chất độn thì bạn cũng có thể rắc cây mần tưới lên trên bề mặt. Sau khoảng 2 đến 3 ngày thì tiến hành thay lượt cây mới để đuổi bọ đỏ. Để chữa trị cho gà, người nuôi có thể sử dụng thêm một số loại thuốc đặc hiệu như Hantox – spray, Hantox – spoon hoặc Hantox 200.

Chữa trị sưng khớp hiệu quả cho gà
Chữa trị sưng khớp hiệu quả cho gà

Nếu gà mắc bệnh gout và gây sưng chân thì chế độ ăn của gà cần phải được điều chỉnh. Chỉ sau một thời gian cân bằng chế độ ăn thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. 

Trường hợp gà bị sưng khớp chân do áp xe thì người nuôi cần tiến hành mổ. Tuy nhiên, việc làm này cần phải được thực hiện bởi bác sĩ thú y hoặc những người có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số loại kháng sinh tiêm như Sumazinmycin hoặc kháng sinh uống như Lincovet,…

Trong nhiều trường hợp, gà bị sưng chân có thể bỏ ăn. Do đó mà người nuôi cần phải bổ sung cho gà thêm nhiều loại vitamin, dưỡng chất khác. Đồng thời, kết hợp trộn men tiêu hóa vào thức ăn mỗi ngày để kích thích và giúp gà ăn ngon hơn.

Lời kết

Đá Gà Mạng đã chia sẻ chi tiết các biểu hiện cũng như nguyên nhân, cách điều trị khi gà bị sưng khớp chân. Hy vọng với những thông tin của bài viết sẽ giúp người nuôi tham khảo được các cách chăm sóc gà phù hợp, phát triển khỏe mạnh và hạn chế bệnh tật.